Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật? – PLĐC

Định nghĩa quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được qui phạm pháp luật điều chỉnh. Nó làm cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đó được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định. Những quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó được nhà nước đảm bảo thực hiện.

Định nghĩa chủ thể

Chủ thể của quan hệ pháp luật là các bên tham gia vào quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh và khi đó sẽ được hưởng những quyền và phải gánh vác những nghĩa vụ nhất định.

Điều kiện để các tổ chức, cá nhân trở thành chủ thể quan hệ pháp luật

Chủ thể bao gồm tổ chức và các cá nhân.

+ Tổ chức:

– Được nhà nước thành lập hoặc nhà nước cho phép thành lập 1 cách hợp pháp.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
– Có tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của mình hoặc do nhà nước giao cho để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
– Tự nhân danh mình tham gia vào các qhpl, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình.

READ:  Nguồn gốc, khái niệm của pháp luật - Pháp luật đại cương

+ Cá nhân:

– Công dân VN.
– Người nước ngoài
– Người ko quốc tịch

Tuy nhiên để tham gia vào các quan hệ pháp luật thì tổ chức, các nhân phải đáp ứng điều kiện: Các tổ chức, cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể bao gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi:

+ Năng lực pháp luật: là khả năng của chủ thể có được các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước thừa nhận.

– Đối với cá nhân năng lực pháp luật được xuất hiện khi các nhân đó sinh ra và năng lực đó mất đi khi cá nhân đó chết.
– Đối với tổ chức thì năng lực pháp luật được xuất hiện khi tổ chức đó thành lập 1 cách hợp pháp.

+ Năng lực hành vi: là khả năng của chủ thể, khả năng này được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của mình thực hiện trên thực tế các quyền chủ thể mà nghĩa vụ pháp lý, tức là tham gia vào các quan hệ pháp luật.

READ:  Khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự - PLĐC

– Đối với cá nhân năng lực hành vi xuất hiện khi cá nhân đó đạt đến độ tuổi nhất định. Tùy từng quan hệ khác nhau thì độ tuổi đó khác nhau.

Ví dụ : Quan hệ lao động: 15 tuổi, Quan hệ dân sự: 18 tuổi.

– Ngoài độ tuổi ra năng lực hành vi của mỗi cá nhân được xác định trên khả năng nhận thức.