Hoàn cảnh lịch sử và sách lược lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để đưa cách mạng vượt qua khó khăn thử thách tháng 9/1945 – 12/1946?

1 – Hoàn cảnh lịch sử

* Tình hình thế giới :

Sau Chiến tranh thế giới thứ 2, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, lực lượng đế  quốc suy yếu, không còn giữ vị trí ưu thế như trước, CNXH từ 1 nước đang trong quá trình hình thành hệ thống thế giới, lực lượng cách mạng thế giới phát triển mạnh, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu á, châu Phi và Mỹ La tinh, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư bản phát triển cao.

Sự thay dổi tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ 2 đã đưa lại cho phong trào cách mạng các nước thuộc địa và phụ thuộc những thuận lợi căn bản.

*Tình hình trong nước :

Sau CMT8 năm 1945 thắng lợi, cách mạng VN có thuận lợi và khó khăn sau :

2 – Thuận lợi

Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ đất nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, của Chủ tịch HCM; rất gắn bó với chế độ mới nên sẵn sàng chiến đấu, quyết tâm bảo vệ thành qủa CMT8.

Đảng đã tích luỹ kinh nghiệm qua 15 năm hoạt động.

Lãnh tụ HCM đã trực tiếp lãnh đạo đất nước.

3 – Khó khăn

Nước ta vẫn cơ bản là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lại chịu hậu quả nặng nề của chế độ cũ và của những năm chiến tranh.

Giặc đói : đầu năm 1945 vẫn còn hoành hành, gạo trong Nam không chuyển ra Bắc được, vụ mùa không tốt, nạn đói tiếp tục đe dọa.

Giặc dốt : hơn 90% số dân không biết chữ, hạn chế quyền làm chủ của người dân một nước độc lập.

Giặc ngoại xâm :

+Ở miền bắc : Ngày 11-9-1945, 20 vạn quân Tưởng dưới danh nghĩa là quân Đồng minh (kéo theo bọn tay sai) được đem quân vào miền Bắc Đông Dương cho đến vĩ tuyến 160 để tước vũ khí quân Nhật, chúng gây cho ta nhiều khó khăn.

+Ở miền nam : Ngày 6-9-1945 hơn 1 vạn quân Anh dưới danh nghĩa là quân Đồng minh đem quân vào đóng ở phía Nam vĩ tuyến 160 để tước vũ khí quân Nhật, đế quốc Anh đã tạo điều kiện cho thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta ở Nam bộ (ngày 23-9-1945).

Thực dân Pháp vẫn nuôi ý đồ khôi phục nền thống trị ở Đông Dương.

6 vạn quân Nhật đầu hàng Đồng minh vẫn còn trên đất nước ta.

Trên đất nước VN chưa bao giờ có nhiều kẻ thù xâm lược như vậy. Bọn phản cách mạng ở torng nước lại càng lộ mặt làm tay sai cho đế quốc, chống lại Tổ quốc, chống lại đồng bào.

READ:  Hoàn cảnh lịch sử, thành quả và bài học kinh nghiệm của cao trào dân chủ 1936 — 1939?

Tất cả những khó khăn chồng chất nói trên đã đặt cách mạng nước ta trong tình thế “Tổ quốc lâm nguy! Vận mệnh dân tộc như ngàn cân treo sợi tóc”.

4 – Chủ trương, biện pháp của Đảng

– Ngày 25/11/1945 BCHTW ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc. TW Đảng xác định :

 + Tính chất của “cuộc CM ND lúc này vẫn là cuộc CM GPDT”, khẩu hiệu đấu tranh vẫn là “Dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”.

 + Kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược.

 + Nhiệm vụ của nhân dân ta chủ yếu là phải :củng cố 9 quyền, chống thực dân pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân

– Để thực hiện các nhiệm vụ trên TW đề ra công tác  cụ thể:

 +Về nội chính : Xúc tiến việc bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức, lập Hiến pháp, củng cố chính quyền nhân dân.

+Về QS: động viên lực lượng toàn dân kiên trì kháng chiến, tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến lâu dài.

+ Về ngoại giao: kiên trì nguyên tắc “bình đẳng tương trợ”, thêm bạn bớt thù, với quân Tưởng ta chủ trương “Hoa – Việt thân thiện”, với quân Pháp ta chủ trương “độc lập về chính trị nhân nhượng về kinh tế”.

*Biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên :

-Về kinh tế : Tổ chức cứu đói, đề phòng nạn đói cho dân, tăng gia sản xuất, bải bỏ thuế thân và các thứ  thuế vô lý khác của chế độ cũ… Vì vậy đã đẩy lùi được nạn đói, đặc biệt là nông dân được cải thiện 1 bước.

-Về tài chính : Chính phủ ra Sắc lệnh về “Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng” nhằm động viên tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân để “giữ vững nền độc lập của Tổ quốc”. Kết quả nhân dân đã đóng góp rất nhiều vào “Quỹ độc lập”. Quốc hội quyết định lưu hành giấy bạc VN trong toàn quốc thay thế giấy bạc ĐD. Khó khăn về tài chính dần dần đựơc khắc phục.

-Về VH-GD : thành lập cơ quan bình dân học vụ, phát động phong trào xóa nạn mù chữ, vận động “đời sống mới” và bài trừ tệ nạn xh ra khỏi đời sống xh.

-Về Ctrị-quân sự : tăng cường đoàn kết toàn dân, chống thực dân Pháp xâm lược, xd đất nước. Kiên quyết trừng trị bọn phản quốc, tiến hành bầu cử quốc hội, lập chính phủ chính thức, quy định hiến pháp. Việc xd lực lượng vũ trang nhân dân cũng được chú trọng khắp nơi trên đất nước, 1 ptrào luyện tập quân sự, tìm sắm vũ khí diễn ra sôi nổi.

READ:  Hãy phân tích những nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới ở Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Trong bối cảnh hiện nay những vấn đề gì trong công tác xây dựng Đảng đòi hỏi chúng ta cần đặc biệt quan tâm?

– Về đảng và mặt trận việt minh:  duy trì hệ thống bí mật nửa công khai của đảng, mở rộng n/ cứu chủ trương  CN Mác.

-Bài trừ nội phản : Đối với tổ chức phản cách mạng dùng khẩu hiệu “Đkết chống thực dân P xâm lược, phản đối chia rẽ để vạch mặt phá hoại của chúng”

-Đấu tranh chống ngoại xâm :

 + Sách lược  hoà hoãn với Tưởng và tay sai ở mềin Bắc để tranh thủ thời gian tăng cường lực lượng đánh đuổi P ở miền Nam. Đối với Tưởng, ta chủ trương tránh xung đột vũ trang, nhân nhượng chúng 1 số yêu sách về kinh tế và ctrị : nhận cung cấp 1 phần lương thực, thực phẩm cho quân Tưởng; nhận tiêu tiền “quốc tệ” và “quan kim” của quân Tưởng; nhường 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế trong Chính phủ không qua bầu cử cho bọn tay sai of Tưởng.

Ngày 6.3.46 chủ tịch HCM thay mặt chính phủ ta ký với đại diện chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ. Hiệp định qui định:

 +Pháp phải công nhận VN là nước tự do, có nghị viện, chính phủ, quân đội và tài chính riêng.

 +VN đồng ý cho Pháp đem 15000 quân pháp đem quân ra Bắc với điều kiện là 5 năm phải rút hết quân về  nước.

 + Hai bên ngừng bắn ở miền Nam để tạo đk cần thếit đi đến ký hiệp định chính thức.

Thực tiễn lịch sử đã chứng tỏ, việc ký Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) là 1 chủ trương sách lựơc đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch HCM.

Ta đã loại trừ được 1 kẻ thù nguy hiểm là quân Tưởng và tay sai của chúng ra khỏi nước ta.

Tranh thủ thời gian hoà bình cần thiết để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp về sau.