So sánh Cương lĩnh tháng 10/1930 với Chính cương sách lược vắn tắt ngày 3-2-1930 và rút ra những nhận xét?

Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng (từ ngày 3-7/2/1930) thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi của đồng chí NAQ. Đây là Cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng ta. Cương lĩnh có những nội dung cơ bản sau :

-Về phương hướng và mục tiêu cách mạng VN : Đảng “chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xh xộng sản”.

-Nvụ của CM tư sản dân quyền : đánh đổ CN đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước VN được hoàn toàn độc lập. Dựng ra chính phủ công-nông-binh, thâu hết sản nghiệp lớn của tư bản đế quốc Pháp để giao cho chính phủ công-nông-binh quản lý; tịch thu rụông đất của bọn đế quốc phong kiến làm của công và chia cho dân cày nghèo.

-Về lực lượng CM : Đảng chủ trương đkết tất cả các giai cấp, các tầng lớp, các ll tiến bộ, các cá nhân yêu nước, trước hết là công nông và làm cho giai cấp công nhân đủ sức lãnh đạo CM. Trong khi thực hiện sự liên lạc tạm thời với các giai cấp, tầng lớp khác không đựơc thỏa hiệp giai cấp.

-Về đoàn kết quốc tế : Cương lĩnh khẳng định, cách mạng VN là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản thế giới.

-Về Đảng : Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.

Những nội dung trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đặt ra và giải quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách và định hướng chiến lược đúng đắn cho tiến trình phát triển cách mạng VN. Tinh thần cơ bản của nó là đoàn kết toàn dân, chống đế quốc Pháp thống trị, giành độc lập, hướng tới XH CS.

READ:  ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ?

Tuy nhiên sự phát triển ngày càng cao của cách mạng đòi hỏi Đảng phải có một cương lĩnh đầy đủ, toàn diện hơn.

Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất tại Hương cảng (Trung Quốc) đã họp và thông qua bản “Luận cương chính trị” do đồng chí Trần Phú khởi thảo với những nội dung chính :

-Xác định mâu thuẫn : ở Đông Dương, mâu thuẫn giữa 1 bên là thợ thuyền, dân cày, các phần tử  lao khổ với 1 bên là địa chủ, phong kiến và tư bản đế quốc.

-Tính chất cách mạng Đông Dương : lúc đầu là 1 cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì TBCN chuyển sang thời kì cách mạng XHCN.

-Nvụ CM tư sản dân quyền : đánh đổ phong kiến và CN đế quốc. Hai nhiệm vụ đó có mối quan hệ mật thiết trong đó vấn đề thổ địa là cái cốt của cách mạng tư sản dân quyền.

-Về ll CM : gc vô sản và gc nông dân là 2 động lực chính, trong đó, gcấp vô sản lđạo CM.

-Về phương pháp cách mạng : Luận cương chỉ rõ phải sử dụng bạo lực cách mạng, khởi nghĩa vũ trang để giành chính quyền.

-Về đoàn kết quốc tế : Luận cương nhấn mạnh, phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp.

-Về Đảng : sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu đảm bảo cho sự thắng lợi của CM. Đảng đó phải lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng, có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tập trung, mật thiết liên lạc với quần chúng, trưởng thành từ trong thực tiễn đấu tranh.

READ:  Ý nghĩa lịch sử, tính chất, hạn chế của cách mạng tư sản Pháp - LS lớp 8

Qua nd trên, Luận cương đã có những đóng góp qtrọng về đường lối chiến lược, sách lược CM, từ CM TS dân quyền tiến lên CNXH, chống đế quốc, chống phong kiến, chỉ rõ ll chủ lực CM là công nhân và nông dân, xác định rõ vai trò lãnh đạo của ĐCS. Tuy vậy, so với Cương lĩnh CM đầu tiên của Đảng, Luận cương ctrị có một số hạn chế, đó là : xác định không đúng mâu thuẫn chủ yếu của xh thụôc địa, do đó không đặt nvụ giải phóng dtộc lên hàng đầu. Trong khi nhấn mạnh vai trò của công-nông, chưa chú ý đến vị trí, vai trò và khả năng CM của giai cấp, tầng lớp khác và sự cần thiết của việc đkết dân tộc, chống đế quốc.

Những hạn chế này đã đựơc Đảng từng bước khắc phục ở các hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tiếp theo.