Vị trí và mối quan hệ của cách mạng XHCN ở miền Bắc với cách mạng Dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 (9/1960) xác định ?

Sau khi vạch rõ mâu thuẫn chung của cả nước và những mâu thuẫn cụ thể của từng miền, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 – 10/9/1960. đã xác định. Nhiệm vụ chung của cách mạng VN trong giai đoạn này là : tăng cương đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng XHCN ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh CM DTDCND ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cở sở độc lập và dân chủ, xây dựng 1 nước VN hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Thiết thực góp phần tăng cường phe XHCN và bảo vệ hoà bình ở Đông-Nam châu Á và thế giới.

*Đại hội vạch rõ 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền :

-Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc.

-Tiến hành CMDTDC ND ở miền Nam, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập dân chủ trong cả nước.

2 chiến lược đó có quan hệ mật thiết và tác động thúc đẩy lẫn nhau, trước hết nhằm phục vụ mục tiêu chung của cách mạng cả nước là : thực hiện hòa bình thống nhất Tổ quốc, giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ cùng bè lũ tay sai của chúng.

READ:  Trình bày ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp?

*Vị trí, nhiệm vụ cụ thể của cách mạng mỗi miền :

-Miền Bắc là căn cứ địa cách mạng chung của cả nước; cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng VN, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà.

-Cách mạng miền Nam có vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, cùng cả nước quá độ lên CNXH.

*Mối quan hệ cách mạng 2 miền :

-Hai chiến lược cách mạng tuy vị trí khác nhau nhưng có mối quan hệ biện chứng, quy định và tác động lẫn nhau, nên phải tiến hành đồng thời. CM ở miền B và CM ở miền N thụôc 2 chiến lược khác nhau, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền N, hòa bình, thống nhất đất nước cho nên  quan hệ mật thiết với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển.

READ:  Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? - Lịch Sử lớp 8

Thực tiển cách mạng VN từ sau tháng 7/1954 đến tháng 5/1975 chứng minh đường lối tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng ở 2 miền của Đảng lao động VN là đúng đắn và sáng tạo, thể hiện tính nhất quán của đường lối giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH đựơc Đảng đề ra trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.

1 Đảng thống nhất lãnh đạo 1 nươc tạm thời chia cắt làm đôi, tiến hành đồng thời 2 chiến lược cách mạng khác nhau, đó là đặc điểm lớn nhất cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7/1954 – tháng 5/1975.