Cán bộ công chức có nghĩa vô trách nhiệm gì?

Cán bộ công chức có nghĩa vô trách nhiệm gì? Việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức có phải là hình thức kû luật không? Tại sao? Hình thức kéo dài thời gian nâng bậc lương một năm áp dụng cho ai và trong trường hợp nào?

A. Nghĩa vụ, trách nhiệm của CBCC:

Từ điều 6 đến điều 9 Chương II của Pháp lệnh cán bộ công chức quy định như sau:

Điều 6 Cán bộ, công chức có những nghĩa vụ sau đây:

1. Trung thành với Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia;

2. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật;

3. Tận tụy phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân;

4. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân;

5. Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; không được quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng;

6. Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan, tổ chức; giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật;

7. Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; chủ động, sáng tạo, phối hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ được giao;

8. Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

READ:  Kỷ luật và xử lý vi phạm đối với cán bộ công chức được quy định như thế nào?

Điều 7: Cán bộ, công chức chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 8: Cán bộ, công chức phải chấp hành quyết định của cấp trên; khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

B. Việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo

Việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức có phải là hình thức kû luật không? Tại sao?

Việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo của công chức không phải là hình thức kû luật vì: Tại khoản 1 điều 39 Chương VI, pháp lệnh công chức năm 2003 quy định về kû luật và xử lý vi phạm như sau: 1. Cán bộ, công chức quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh này vi phạm các quy định của pháp luật, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Hạ ngạch;

đ) Cách chức;

e) Buộc thôi việc.

Việc xử lý kỷ luật thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức. Tại điều 33, Mục 3 Nghị định 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 quy định về việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo như sau:
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo được cấp có thẩm quyền xem xét cho miễn nhiệm và bố trí công tác khác không chờ hết thời hạn bổ nhiệm trong các trường hợp sau đây :

READ:  Bầu cử và tuyển dụng cán bộ, công chức được quy định như thế nào? Cán bộ công chức có nghĩa vụ gì Nêu 3 pháp lệnh mà cán bộ công chức phải tuân theo?

1. Do nhu cầu công tác;

2. Do sức khoẻ không bảo đảm;

3. Do không hoàn thành nhiệm vụ;

4. Do vi phạm kû luật nhưng chưa đến mức bị thi hành kû luật bằng hình thức cách chức.

Căn cứ vào những quy định nêu trên, việc miễn nhiệm chức vụ lãnh đạo không phải là hình thức kû luật đối với cán bộ công chức.

C. Hình thức kéo dài thời gian nâng bậc lương một năm áp dụng cho ai và trong trường hợp nào?

Tại điều 43 chương VI của PL CBCC năm 2003 quy định như sau:

Cán bộ công chức quy định tại các diÓm b, c, d, ®, e, h khoản 1 Điều 1 của PL này bị kû luật bằng hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức thì bị kéo dài thời gian nâng bậc lương thêm một năm.