Hiểu thế nào về Bậc và Ngạch công chức?

Đồng chí hiểu thế nào về Bậc và Ngạch công chức? Những đối tượng nào khi tuyển dơng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự? Trường hợp nào không phải thực hiện chế độ tập sự? Trong trường hợp phải thực hiện chế độ tập sự hãy nêu mục đích, nội dung, thời gian tập sự, và quy trình bổ nhiệm vào ngạch khi người tuyển dụng hết thời gian tập sự?

A. Đồng chí hiểu thế nào về Bậc và Ngạch công chức?

Tại khoản 1 và khoản 2 điều 3 của nghị định 117/2003/N§-CP của CP ngày 10/10/2003 quy định:
“Ngạch công chức” là chức danh công chức được phân theo ngành, thể hiện cấp độ về chuyên môn nghiệp vụ.
“Bậc” là khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số tiền lương.

B. Những đối tượng nào khi tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự?

– Những đối tượng khi tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định tại điều 2 của nghị định 117/2003/N§-CP của CP ngày 10/10/2003:

Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
Công chức nói tại Nghị định này là công dân Việt Nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, điểm c, điểm e khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, làm việc trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội sau đây :
1. Văn phòng Quốc hội;
2. Văn phòng Chủ tịch nước;
3. Các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện;
4. Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân các cấp;
5. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
6. Đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân và Công an Nhân dân;
7. Bộ máy giúp việc thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

C. Trường hợp không phải thực hiện chế độ tập sự?

Tại mục 6, phần I của Thông tư 09/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 quy định:

6.4. Những trường hợp được điều động về làm việc tại các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang quy định tại Điều 2 Nghị định số117/2003/N§-CP thì không phải thực hiện chế độ tập sự, bao gồm:
6.4.1. Những người giữ các chức danh: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Uỷ viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công tác tại các doanh nghiệp nhà nước;
6.4.2. Những người trước khi là cán bộ, công chức quy định tại điểm a, điểm ®, điểm g khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức đã là cán bộ, công chức quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
6.4.3. Những người đã được tuyển dụng vào cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức trước ngày 01 tháng 7 năm 2003;
6.4.4. Những người đã được tuyển dụng vào cán bộ, công chức quy định tại điểm d khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức sau ngày 01 tháng 7 năm 2003 đã có thời gian thâm niên từ đủ 3 năm (36 tháng) trở lên;
6.4.5. Cán bộ, công chức quy định tại điểm h khoản 1 Điều 1 của Pháp lệnh Cán bộ, công chức đã có thời gian công tác từ đủ 3 năm (36 tháng) trở lên.

READ:  Căn cứ vào đâu để cơ quan, tổ chức tuyển dụng công chức?

C. Trong trường hợp phải thực hiện chế độ tập sự

Trong trường hợp phải thực hiện chế độ tập sự hãy nêu mục đích, nội dung, thời gian tập sự, và quy trình bổ nhiệm vào ngạch khi người tuyển dụng hết thời gian tập sự?

– Tại mục 6, Phần I của Thông tư 09/2004/TT-BNV ngày 19/02/2004 quy định:
6. Tập sự
6.1. Tập sự là để người mới được tuyển dụng làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm.
6.2. Nội dung tập sự gồm:
6.2.1. Nắm vững và thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, công chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức;
6.2.2. Hiểu biết về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đang công tác;
6.2.3. Nắm vững nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
6.2.4. Trau dồi kiến thức và các kỹ năng hành chính theo yêu cầu về trình độ, hiểu biết của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
6.2.5. Nắm vững các chế độ chính sách và các quy định liên quan đến công việc của vị trí đang công tác;
6.2.6. Giải quyết và thực hiện các công việc của ngạch công chức sẽ được bổ nhiệm; 6.2.8. Soạn thảo văn bản hành chính và sử dụng máy tính thành thạo.
6.3. Thời gian tập sự thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định số 117/2003/N§-CP.
a) 12 tháng đối với ngạch chuyên viên và tương đương;
b) 06 tháng đối với ngạch cán sự và tương đương;
c) 03 tháng đối với ngạch nhân viên và tương đương
6.5. Hết thời gian tập sự, người tập sự phải viết báo cáo tự đánh giá kết quả tập sự của mình theo các nội dung: phẩm chất đạo đức; ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của cơ quan; kết quả làm việc và học tập trong thời gian tập sự gửi cơ quan sử dụng công chức.
6.6. Người hướng dẫn tập sự nhận xét và đánh giá kết quả công tác của người tập sự bằng văn bản gửi người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức theo các nội dung: Phẩm chất đạo đức; ý thức kỷ luật; kết quả làm việc và học tập trong thời gian tập sự.
Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người tập sự, nếu người tập sự đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức ra quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức