Trách nhiệm của cơ quan sử dụng công chức đối với người tập sự?

A. Thế nào gọi là tập sự?

Tại khoản 10 điều 3 của N§ 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 của CP quy định:
“Tập sự” là việc người được tuyển dụng tập làm việc theo chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;

B. Trách nhiệm của cơ quan sử dụng công chức đối với người tập sự?

Tại điều 17 của N§ 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 của CP quy định:
Điều 17. Hướng dẫn tập sự
Cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm :
1. Hướng dẫn cho người tập sự nắm vững chức năng, nhiệm vụ, nội quy, quy chế của cơ quan; mối quan hệ giữa các tổ chức trong cơ quan, với các cơ quan liên quan và tập làm các chức trách, nhiệm vụ của ngạch sẽ được bổ nhiệm;
2. Cử một công chức cùng ngạch hoặc ngạch trên, có năng lực và kinh nghiệm về nghiệp vụ hướng dẫn người tập sự. Mỗi công chức chỉ hướng dẫn mỗi lần một người tập sự.

C. Chế độ chính sách của nhà nước đối với người tập sự và hướng dẫn tập sự? Tại điều 18 của N§ 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 của CP quy định:

Điều 18. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự Người tập sự và người hướng dẫn tập sự được hưởng chế độ, chính sách sau đây:
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự ở các ngạch thuộc công chức loại C được hưởng 85% bậc lương khởi điểm (bậc 1) của ngạch tuyển dụng. Các trường hợp còn lại khi được tuyển dụng vào công chức thì không phải tập sự và cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức căn cứ vào diễn biến tiền lương và mức lương đang hưởng ở cơ quan cũ để xếp lương theo quy định và hướng dẫn của Nhà nước”.
2. Những người sau đây trong thời gian tập sự được hưởng 100% lương và phụ cấp (nếu có) của ngạch tuyển dụng :
a) Người được tuyển dụng làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Người được tuyển dụng làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Người được tuyển dụng là người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
3. Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn tập sự được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 30% mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự. 4. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng lương theo thâm niên.

READ:  Thế nào gọi là” Cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức”?

D. Việc quản lý hồ sơ công chức và quản lý chế độ thống kê báo cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 5, khoản 6 Phần IV Thông tư 09/2004/TT-BNV của BNV ngày 04/7/2004:

5. Quản lý hồ sơ công chức
5.1. Cơ quan sử dụng công chức theo thẩm quyền phân cấp có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ cá nhân của công chức, bao gồm:
– Bản khai lý lịch gốc và các bản lý lịch do công chức tự khai theo mẫu quy định, giấy khai sinh;
– Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo bồi dưỡng (bản sao có công chứng);
– Các Quyết định tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương; – Phiếu đánh giá công chức hàng năm;
– Cập nhật các hồ sơ khác phát sinh trong quá trình công tác, những thay đổi trong lý lịch;
– Các tài liệu thẩm tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nguồn gốc xuất thân, quá trình công tác, khen thưởng, kỷ luật, các bản giải trình;
– Các bản kiểm điểm cá nhân, bản giải trình đơn khiếu nại, tố cáo, bản báo cáo thành tích để khen thưởng.
5.2. Hồ sơ ban đầu của công chức được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên là hồ sơ dự thi nâng ngạch hoặc hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xem xét bổ nhiệm ngạch do Bộ Nội vụ quản lý, bao gồm: Tóm tắt sơ yếu lý lịch có ảnh 3cm x 4cm của cá nhân công chức, các bản sao văn bằng, chứng chỉ các khoá đào tạo, bồi dưỡng có chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, bản sao Quyết định nâng bậc lương gần nhất, văn bản nhận xét đối với công chức dự thi trong thời gian 3 năm gần nhất của cấp quản lý trực tiếp.
5.3. Hồ sơ dự thi nâng ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương của công chức sau khi kết thúc kỳ thi được Hội đồng thi nâng ngạch giao trả về cho cơ quan có thẩm quyền quản lý công chức lưu giữ.
6. Quản lý chế độ thống kê, báo cáo
6.1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức lập danh sách và thống kê đội ngũ công chức thuộc phạm vi được giao quản lý tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2003 và báo cáo tăng giảm vào thời điểm ngày 31 tháng 12 hàng năm gửi về Bộ Nội vụ để tổng hợp theo các nội dung sau:
6.1.1. Số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ công chức (theo lĩnh vực và theo đơn vị trực thuộc);
6.1.2. Công tác tuyển dụng công chức;
6.1.3. Công tác nâng ngạch công chức;
6.1.4. Công tác khen thưởng – kỷ luật công chức;
6.1.5. Công tác đánh giá công chức hàng năm;
6.1.6. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, từ chức công chức lãnh đạo;
6.1.7. Danh sách và ngạch, bậc lương cán bộ, công chức.
6.2. Các biểu mẫu báo cáo cho từng nội dung quy định tại điểm 6.1 mục 6 Phần IV thực hiện thống nhất theo quy định và hướng dẫn của Bộ Nội vụ.