Không phải lúc nào đứa trẻ cũng nuốt không khí vào khi ăn. Nếu lượng không khí lọt vào dạ dày trẻ không nhiều cũng chẳng gây ra tác hại gì. Nhiều người cho rằng nếu không khí lọt vào đường ruột thì trẻ có thể sẽ đau bụng. Vì vậy, sau khi cho trẻ ăn xong, nên bế đứng trẻ lên để đẩy không khí ra ngoài.
22. Tôi đang cho con bú. Làm thế nào để biết được con tôi có đủ sức để bú hay không?
Lượng sữa cho trẻ ăn được coi là vừa đủ nếu sau khi ăn, trẻ ngủ trong khoảng 2 đến 4 tiếng.
23. Nếu tôi cho trẻ ăn sữa bột, liệu nó có bỏ bú mẹ không?
Đáng tiếc là việc cho trẻ ăn thêm thường làm cho trẻ bỏ bú mẹ. Ngoài ra, việc bỏ bú còn do rất nhiều nguyên nhân khác. Khi cho trẻ ăn thêm, cần tuân theo các quy định về lượng sữa, đồng thời tiến hành kích thích cho sữa tiết ra đủ để khỏi phải cho trẻ phải ăn thêm sau khi bú mẹ.
24. Tôi bị viêm vú. Vậy tôi có phải ngừng việc cho con bú không?
Tốt nhất nên cho trẻ tiếp tục bú nếu đầu vú không bị mưng mủ. Nếu được, có thể tăng số lần cho trẻ bú ở bên bú bị viêm vì điều đó sẽ giúp cho viêm vú chóng khỏi hơn.
25. Tôi đang cho con bú. Vậy có nên uống thuốc nhuận tràng hoặc thuốc đi ngoài không?
Nếu được, người mẹ đang cho con bú không nên dùng các loại thuốc. Nếu bị táo bón hoặc đi ngoài, tốt nhất nên áp dụng chế độ ăn kiêng để chữa trị.
26. Sau khi ăn, con tôi kêu rất to và đập chân. Cháu có bị làm sao không?
Có lẽ là cháu bị các cơn đau bụng. Nếu không có các triệu chứng khác thì không nên quá lo lắng. Người ta cho rằng hành động kêu và đập chân của trẻ là do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện trong vòng 1-2 tháng. Nếu đau bụng kéo dài, cần cho trẻ tới bác sĩ khám.
27. Có thể tiếp tục cho con bú nếu tôi bắt đầu có lại kinh nguyệt không?
Khi có lại kinh nguyệt, không nên ngừng cho con bú. Có điều, trong những ngày mẹ có kinh nguyệt, sữa sẽ có mùi khác, do đó một số trẻ bú ít hơn bình thường hoặc bỏ bú. Ở trường hợp đó, trong vài ngày liền, bạn phải vắt hết sữa trong bầu vú ra và cho con ăn bằng sữa bột. Cần cho trẻ ăn bằng thìa để trẻ không quên vú mẹ.
Nếu đứa trẻ vẫn tiếp tục bú mẹ khi mẹ có kinh nguyệt, nó có thể đi ngoài ra phân lỏng hoặc sẽ quấy hơn. Nhưng không nên vì thế mà ngừng cho trẻ bú.
28. Có nên ngừng cho con bú nếu tôi có thai hay không?
Để cùng một lúc vừa bảo đảm đủ sữa cho con bú vừa nuôi bào thai, người mẹ cần có một chế độ ăn uống đặc biệt. Nếu bạn có khả năng và điều kiện ăn uống đầy đủ thì vẫn có thể tiếp tục cho con bú được.
29. Có thể cho trẻ uống sữa bột trong lúc đang bú mẹ không?
Chỉ nên cho trẻ ăn thêm sữa bột trong trường hợp thiếu sữa mẹ. Nhưng nếu cho trẻ ăn sữa bột thì cần phải vắt sữa trong bầu vú ra để sữa tiếp tục ra đều. Nếu cho trẻ ăn thêm sữa bột không đúng cách, trẻ có thể bỏ bú mẹ.
30. Liệu trẻ có bị nhiễm trùng qua sữa mẹ không?
Việc nhiễm trùng qua đường sữa rất ít xảy ra, trừ trường hợp tuyến sữa bị viêm nhiễm. Đứa trẻ cũng có thể bị viêm nhiễm qua tiếp xúc với mẹ nếu không được bảo đảm các điều kiện về vệ sinh.