Theo các tiêu chí cơ bản thì sữa của mọi phụ nữ đều giống nhau. Nhưng sữa của mỗi người có thể có các đặc điểm riêng do ảnh hưởng của chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt. Ngay ở một phụ nữ, thành phần của sữa cũng thay đổi vào các thời gian khác nhau, thậm chí ngay cả lúc đầu và lúc cuối của cùng một lần cho con bú.
Đối với trẻ không có sữa mẹ, được đi bú chực là một điều đáng quý. Nhưng nếu người cho bú chực dùng một loại thuốc nào đó thì sẽ rất có hại. Sữa của những phụ nữ hút thuốc hay uống rượu cũng có thể nguy hiểm đối với trẻ.
32. Chế độ dinh dưỡng của người mẹ đang cho con bú thế nào là thích hợp?
của trẻ. Việc mẹ ăn nhiều quá cũng làm ảnh hưởng tới sự tiết sữa. Người mẹ đang cho con bú cần ăn nhiều đạm (30-40 g), mỡ (không dưới 20 g), chất khoáng. Phải uống gần 3 lít nước một ngày. Hạn chế ăn hành, tỏi, các loại gia vị, cà phê, chocolate.
33. Tôi không đủ sữa. Làm thế nào để tăng lượng sữa?
Trước hết, cần phải chú ý tới chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi, chế độ cho con bú và cách vắt sữa đúng. Có thể ăn thêm các loại cháo gạo nếp, móng chân giò hoặc thực hiện xoa bóp bầu vú.
Nếu sữa không ra đủ, cần chuẩn bị các loại sữa bột cho trẻ ăn thêm. Có thể dùng sữa Pillti, Similak, Fuji, Guigoz… Chỉ nên dùng một trong các loại sữa bột kể trên. Lúc đầu, nên cho trẻ ăn khoảng 10-15 ml một, hòa lẫn với một ít sữa mẹ.
34. Cần phải làm gì để các đầu núm vú không bị nứt?
Để phòng tránh việc rạn nứt đầu vú, cần thường xuyên lau rửa đầu vú. Không nên rửa đầu vú bằng xà phòng (vì điều này sẽ làm xuất hiện các vết rạn) mà dùng khăn xô ướt rửa đầu núm vú. Không nên cho con bú quá 15 phút vì việc để trẻ bú lâu cũng rất dễ gây nứt đầu vú. Khi vết nứt ở đầu vú gây đau đớn, cần tới bác sĩ khám.