Con 22 tháng rất hay nín thở mỗi khi bị bị mắng vậy phải làm gì?

Đứa con 22 tháng tuổi của tôi rất hay nín thở mỗi khi bị tôi mắng. Trong trường hợp đó, tôi cần làm gì? Cháu có thể bị ngất do nín thở không?

Việc nín thở trong một thời gian có thể làm cho trẻ bị ngất. Rất may là cơ thể có cả một hệ thống tự bảo vệ và trẻ sẽ thở trở lại. Tất nhiên, cũng cần tránh không cho trẻ nín thở. Ở độ tuổi 22 tháng, trẻ mới bắt đầu có các khái niệm cơ bản về việc cần phải cư xử như thế nào. Vì thế, bạn không nên mắng mỏ cháu mà hãy bình tĩnh giải thích cho cháu biết nó đã phạm sai lầm ở đâu, ở chỗ nào.

12. Làm thế nào để con tôi không ngậm móng tay nữa?

Không nên mắng mỏ đứa trẻ và hãy cố gắng thu hút sự chú ý của trẻ bằng một trò chơi nào đó. Đối với những trẻ lớn hơn, bạn có thể cắt móng tay của trẻ ngắn lại nếu như tất cả các biện pháp bạn đã sử dụng không đem lại kết quả như mong muốn.

READ:  Dị ứng là gì, nó xuất hiện ở trẻ như thế nào?

13. Đứa con trai lên 2 của tôi bị viêm móng tay. Vậy tôi phải làm gì để giúp cháu?

Nguyên nhân chính gây ra viêm nhiễm móng tay là do cắt móng tay quá sâu, làm xước các vùng thịt xung quanh móng. Vì vậy, khi cắt móng tay cho trẻ, bạn nên dùng các dụng cụ nhỏ và tròn, không nên dùng kéo có đầu nhọn. Khi trẻ bị viêm móng tay, cần rửa móng tay cho trẻ bằng dung dịch thuốc tím 5%. Cũng có thể tẩm thuốc tím 5% vào khăn xô mỏng và quấn vào ngón tay trẻ khi trẻ đang mải mê làm việc gì đó (như đang xem vô tuyến chẳng hạn). Cho trẻ quấn khăn có tẩm dung dịch này khoảng 15-20 phút/ngày. Nếu không đỡ thì cần cho trẻ tới bác sĩ ngoại khoa nhi để khám.

14. Đứa con 2 tuổi của tôi nhét vào lỗ mũi nó một hạt cườm. Làm thế nào để lấy ra?

Nếu hạt cườm chui vào không sâu lắm, bạn hãy ấn vào lỗ mũi bên không có hạt cườm và đề nghị trẻ xì mạnh ra. Trường hợp hạt cườm nằm ở sâu thì tốt nhất là đưa trẻ tới bác sĩ để lấy ra vì nếu không khéo, tự bạn sẽ chỉ càng làm cho hạt cườm chui vào sâu hơn trong mũi trẻ mà thôi.

READ:  Tôi không cho con bú. Khi cho cháu ăn sữa bột có cần phải thêm các chất sắt vào không?

15. Tiếng nhịp tim đứa con 2 tuổi của tôi nghe rất to. Liệu khi cháu lớn lên, tiếng tim có bé đi không?

Bạn cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để hỏi thêm. Chỉ có bác sĩ mới xác định được chính xác tiếng tim của trẻ. Nếu điều đó mang tính chức năng đơn thuần thì khi trẻ lớn lên, tiếng tim sẽ đỡ dần đi.