Hình thái kinh tế xã hội là gì?

1) Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội. Hình thái kinh tế-xã hội là phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng về xã hội dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.

2) Cấu trúc của hình thái kinh tế-xã hội là hệ thống hoàn chỉnh, phức tạp, trong đó lĩnh vực kinh tế gồm các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, kiến trúc thượng tầng; ngoài ra, hình thái kinh tế-xã hội còn bao gồm các lĩnh vực chính trị, lĩnh vực tư tưởng và lĩnh vực xã hội. Mỗi lĩnh vực của hình thái kinh tế-xã hội vừa tồn tại độc lập với nhau, vừa tác động qua lại, thống nhất với nhau; chúng gắn bó với quan hệ sản xuất và cùng biến đổi với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.

3) Quá trình lịch sử-tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế-xã hội.

READ:  Cách làm bài văn nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống

Các mặt của hình thái kinh tế-xã hội tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà “sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lịch sử-tự nhiên”. Lịch sử xã hội do con người làm ra; con người tạo ra các quan hệ xã hội của mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất. Đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi và do vậy, hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội khác cao hơn, tiến bộ hơn. Sự thay thế nhau như vậy giữa các hình thái kinh tế-xã hội là con đường phát triển chung của nhân loại.

READ:  Chuẩn kiến thức kỹ năng Tự nhiên Xã hội lớp 1

Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc còn bị chi phối bởi các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá, chính trị, quốc tế cụ thể v.v không giống nhau tạo nên sự đa dạng trong sự phát triển chung của nhân loại. Có những dân tộc tuần tự trải qua, có những dân tộc bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế-xã hội nào đó. Sự biến đổi đó của hình thái kinh tế-xã hội không chịu sự tác động của con người mà tuân theo các quy luật xã hội khách quan trên; suy ra sự biến đổi này là quá trình lịch sử-tự nhiên theo con đường tuần tự hoặc bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế-xã hội nào đó.