Chiến lược tăng trưởng hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau
Tăng trưởng bằng con đường tập trung
Có 5 căn cứ để đánh giá chiến lược: sản phẩm, thị trường, ngành kinh doanh, quy mô ngành nghề và phương thức kinh doanh. Thực chất của chiến lược tăng trưởng tập trung là doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào thay đổi các yếu tố sản phẩm hoặc thi trường với 3 hình thức:
- Xâm nhập thị trường.
- Phát triển thị trường
- Phát triển sản phẩm
Chiến lược xâm nhập thị trường:
Là cách tằn trưởng thông qua bán sản phẩm hiện có trên thị trường hiện tại của doanh nghiệp. công ty có thể thực hiện tăng trưởng thị trường bằng cách:
- Tăng sức mua của sản phẩm.
- Lôi kéo khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty
- Mua lại đối thủ cạnh tranh trên thị trường
- Tìm thêm khách hàng mới ở thị trường hiện tại.
Chiến lược phát triển thị trường:
Là chiến lược tăng trưởng bằng cách thâm nhập vào thi trường mới để tiêu thụ sản phẩm hiện có của công ty thông qua:
- Tìm kiếm thị trường mới trên các địa bàn mới
- Tìm kiếm thị trường mới , như tìm khách hàng mới trên thị trường hiện tại
- Tìm ra giá trị sử dụng mới của sản phẩm.
Mỗi công dụng mới của sản phẩm có thể tạo ra thị trưởng mới nên tìm ra giá trị sử dụng có thể tạo ra thị trường hoàn toàn mới.
Chiến lược phát triển sản phẩm:
Là chiến lược tăng trưởng thông qua phát triển sản phẩm mới để tiêu thụ trên thị trường hiện tại của công ty bằng cách:
Phát triển từng sản phẩm riêng biệt:
- Cải tiến các tính năng của sản phẩm bằng cách hoán cải bổ sung hay thay thế các tính năng cũ của sản phẩm theo hướng tiện dụng và an toàn hơn. Cách này phải dùng với thiết bị máy móc nhằm cải thiện điều kiến sử dụng và gây được lòng tin với khách hàng.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm để tăng độ bền độ tin cậy hoặc tạo ra sản phẩm có chất lượng khác nhau để phục vụ sở thích của những nhớm khách hàng khác nhau.
- Thay đổi hình dáng màu sắc, thẩm mỹ, kết cấu bao bì của sản phẩm để tạo ra sự khác biệt
- Đa dạng hóa các mẫu mã kích cỡ sản phẩm khác nhau.
Phát triển danh mục sản phẩm mới:
- Phát triển danh mục sản phẩm mới là bổ sung thêm các mặt hàng mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có.
- cải tiến sản phẩm có chất lượng thấp hơn để lôi kéo người tiêu dùng phù hợp. Trường hợp này xảy ra khi đã có mặt hàng tương tự với chất lượng cao đang bán trên thị trường. cách làm này có thể bị đối thủ cạnh tranh lợi dụng.
- Cung cấp các mặt hàng có chất lượng cao hơn trước đê thỏa nãm nhu cầu
- Có thể kết hợp bổ sung thêm cả măt hàng chất lượng cao và mặt hàng chất lượng thấp
- kéo dài danh mục sản phẩm đang cung cấp
- Đưa ra danh mục sản phẩm mới hoàn toàn. Đây là cách tốn kém nhất khi ở điều kiện kĩ thuật và tài chính cho phép. Lợi thế của chiến lược tăng trưởng tập trung là doanh nghiệp tập trung ngồn lực vào các hoạt dộng sở trường, khai thác các điểm mạnh của mình để kinh doanh hiệu quả nhưng khi thị trường phát triển lại bỏ lỡ cơ hội phát triển sang ngành nghề kinh doanh mới.
Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập.
Trong điều kiện kinh doanh của công ty đang mạnh nhưng còn do dự hoặc không có khả năng tăng trưởng tập trung thì có thể vận dụng chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập. đây là xu thế tât yếu trong ĐK cạnh tranh gay gắt cho phép hạn chế sự cạnh tranh, củng cố vị thể của doanh nghiệp và phát huy khả năng của mình.
Chiến lược hội nhập có thể diễn ra theo chiều dọc, theo mức độ, phạm vị hội nhập.
Chiến lược hội nhập theo chiều dọc:
Hội nhập theo chiều dọc là sự liên kết toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ cung cấp nguyên liệu sản xuất phân phối đến bán hàng và dịch vụ bán hàng .
Nguyên vật liệu sản xuất chế tạo lắp ráp phân phối bán lẻ dịch vụ.
Có 2 hình thức liên kết:
Tăng trưởng hội nhập dọc ngược chiều: là chiến lược tăng trưởng bằng cách liên kết tăng trưởng kiểm soát hoặc sở hữu đối với các nguồn cung cấp nguyên vật liệu.
Liên kết dọc ngược chiều bằng cách thành lập các công ty con, mua đứt hoặc sát nhập với cơ sở cung ứng nguyên liệu ngoài công ty. Cách làm này mang lại sự ổn định, chắc chắn nguồn hành để đảm bảo tăng trưởng hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận tuy nhiên đòi hỏi vốn lớn và có năng lực quản lý.
Liên kết dọc thuận chiều: là chiến lược tăng trưởng thông ưua liên kết, mua lại hay nắm quyền sở hữu đối với phân phối bán hàng công ty.
Hội nhập dọc thuận chiều thực hiện bằng việc thành lập thêm các đơn vị, sát nhập, liên kết với các đơn vị, đảm bảo bán hàng và dịch vụ đầu ra. Liên kết này tránh được sự cạnh tranh trong tiêu thụ hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm và phát triển thị trường cảu công ty.
Lợi thế hội nhập dọc là củng cố vị thế của công ty. Tiết kiệm được chi phái trong quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí xúc tiến thương mại, kiểm soát được chất lượng hàng hóa, bảo vệ sở hữu công nghiệp. tuy nhiên hội nhập chiều dọc sẽ bất lợi trong điều kiện kỹ thuật công nghê thay đổi nhanh chóng.
Ngoài ra, theo mức độ hội nhập chia thành chiến lược hôi nhập toàn bộ và chiến lược hội nhập 1 phần
Hội nhập toàn bộ khi thực hiên liên kết toàn bộ cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất kinh doanh.
Hội nhập một phần khi công ty chủ động liên kết một phần với các đơn vị đầu vào hoặc đầu ra;
Căn cứ vào phạm vi hội nhập chia ra hội nhập nội bộ và hội nhập bên ngoài.
Hội nhập trong nội bộ thực hiện bằng hình thức thành lập các công ty con trong công ty mẹ
Hội nhập với bên ngoài là thực hiện sát nhập hoặc mua đứt các công ty khác để đưa vào hệ thống quản lý của công ty.
Chiến lược tăng trưởng bằng đa dạng hóa
Là chiến lược tăng trưởng thông qua đầu tư vào nhiều ngành nhiều lĩnh vưc kinh doanh khác nhau nhàm san sẻ rủi ro và phát triển thị trường. chiến lược này áp dụng khi doanh nghiệp đã có ưu thế cạnh tranh trong các hoát động kinh doanh và không thể phát triển với các thị trường sản phẩm hiện tại.
Có 3 hình thức chủ yếu: Đa dạng hóa đồng tâm: Hướng thị trường tới những sản phẩm có công nghệ và marketing phù hợp
Đa dạng hóa theo chiều ngang: Hướng thị trường tới những sản phẩm có công nghệ ko liên quan gi tới sản phẩm hiện có
Đa dạng hóa hỗn hợp: Hướng thị trường tới thị trường mới những sản phẩm đang kinh doanh. Nhằm san sẻ rủi ro và bành trướng thị trường