Trình bày các chỉ tiêu phát triển kinh tế quốc dân.

Để đo và đánh giá sự phát triển kinh tế quốc dân, qua đó làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách phát triển của quốc gia, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu sau đây:

1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế

1.1.Tổng sản phẩm quốc nội-GDP (Gross Domeslic Product)

GDP được tính theo 3 phương pháp: phương pháp sản xuất, phương pháp phân phối và phương pháp sử dụng cuối cùng. Theo phương pháp sản xuất:

Tổng sản phẩm quốc nội là tổng giá trị tăng thêm của tất cả các đơn vị thường trú và thuế nhập khẩu hàng hóa dịch vụ trong thời kỳ nhất định thường là 1 năm.

1.2.Tổng thu nhập quốc gia- GNI (Gross Natinnal Income)

Tổng thu nhập quốc gia đánh giá kết quả sản xuất thuộc một quốc gia, không phân biệt sản xuất đó được thực hiện ở trong nước hay ở ngoài nước.

Giữa GDP và GNI có mối quan hệ sau:

GNI = GDP Cộng: thu nhập nhân tố từ bên ngoài

Trừ: thu nhập nhân tố trả nước ngoài

Chỉ tiêu này nói lên giá trị mới sáng tạo, là phần mà người sản xuất có quyền thụ hưởng.

Chỉ tiêu GNI/người thể hiện sức sản xuất của xã hội, thể hiện lượng của cải vật chất mà con người trong xã hội có thể sử dụng được. Trong GDP còn có chi phí để tái sản xuất, do vậy xã hội không được phép sử dụng toàn bộ GDP. Nói cách khác GDP lớn chưa hẳn là nước giàu mà chỉ khi nào có GNI lớn thì quốc gia đó mới được gọi là giàu có

1.3.Thu nhập quốc gia- NI (National Income)

NI = GNI- KHTSCĐ

1.4.Sản lượng một số SP chủ yếu của nền kinh tế: có thể tính chung cả nước hoặc đầu người.

-Tùy từng giai đoạn và vị trí của từng loại SP mà SP được chọn làm biểu trưng cho tiềm lực nền kinh tế. Tuy nhiên, một số sản phẩm luôn ở vị trí hàng đầu trong đánh giá tiềm lực của nền kinh tế như: vàng, bạc, đá quí, than đá, xi măng, gang, thép, kim loại màu, điện năng, dầu mỏ, hóa chất cơ bản, lương thực, thực phẩm…

-Một số sản phẩm tự sản, tự tiêu song luôn thể hiện được tiềm lực của nền kinh tế như: phát dẫn điện, xi măng, vật liệu xây dựng…

READ:  Tại sao nhà nước phải thống nhất quản lý Bảo hiểm xã hội

1.5.Tốc độ tăng trưởng:

Được tính hàng năm hoặc bình quân năm của một thời kỳ nào đó (5-10 năm) của các chỉ tiêu GDP, GNI…theo tổng số và theo đầu người.

2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh sự phát triển xã hội

2.1.Tuổi thọ bình quân: nói lên sự tốt đẹp của xã hội trên các mặt sau: điều kiện sống của bà mẹ, điều kiện làm việc, thu nhập lao động, an toàn tính mạng…

2.2.Số calo cung cấp theo đầu người: phản ánh tổng hợp trình độ giải quyết vấn đề lương thực của quốc gia. Dinh dưỡng, học lao động tính toán nhu cầu calo tối thiểu cần cho một lao động là 2.100 Kcalo/ngày/người.

Hạn chế của chỉ tiêu này là: phản ảnh không hoàn toàn chính xác về nhu cầu dinh dưỡng, khó khăn trong tính toán và không thể cào băng cho mọi dân tộc.

2.3.Tỷ lệ người mù chữ (hoặc tỷ lệ người biệt chữ).

2.4.Mức độ đảm bảo y tế: được tính bằng số thầy thuốc hoặc giường bệnh/10 ngàn, 100 ngàn dân.

2.5.Sự chênh lệch giàu nghèo của cộng đồng dân cư: tiêu chí giàu nghèo tùy thuộc vào điều kiện kinh tế -Xh của từng quốc gia và giai đoạn phát triển. Thực tế cho thấy nước càng giàu thì mức độ chênh lệch giữa giàu và nghèo càng lớn

2.6.Tỷ lệ thất nghiệp; theo tính toán của các chuyên gia tỉ lệ thất nghiệp trên 5% là không thể chấp nhận được.

3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức sản xuất xã hội và trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế

3.1.Các chỉ tiêu phản ánh trình độ tổ chức sản xuất:

a/Cơ cấu kinh tế:

-Phản ánh sự biến động các tỉ lệ tương quan của các ngành, thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ trong tổng GDP của nền kinh tế.

+Cơ cấu theo ngành kinh tế: % GDP ngành/tổng GDP.

+Cơ cấu theo thành phần kinh tế: % thành phần kinh tế/tổng GDP

Các thành phần kinh tế tồn tại ở nước ta hiện nay gồm: kinh tế NN, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể -tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn FDI. Định hướng chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế theo hướng: huy động tốt các nguồn lực cho phát triển kinh tế trên nguyên tắc bình đẳng- hợp tác- cạnh tranh lành mạnh.

READ:  Hướng dẫn bảo quản sản phẩm hàng hóa thời trang

+Cơ cấu theo vùng lãnh thổ: % vùng lãnh thổ/ tổng GDP.

-Cơ cấu phân theo khu vực thể chế kinh tế gồm 6 khu vực thể chế:

+Khu vực thể chế nhà nước: hoạt động quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội, nghiên cứu phát triển, y tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa, thể dục- thể thao, cơ quan Đảng, Đoàn thể.

+Khu vực thể chế tài chính gồm các đơn vị có chức năng kinh doanh tiền tệ, kho bạc, ngân hàng, bảo hiểm, sổ số…

+Khu vực thể chế phi tài chính: doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc các ngành công nghiện, xây dựng, nông lâm ngư nghiệp, dịch vụ…hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải.

+Khu vực thể chế không vì lợi: hiệp hội, tổ chức từ thiện, tín ngưỡng…nguồn vốn hoạt động do quyên góp, đóng góp của các thành viên, tài trợ của nhà nước, tổ chức nước ngoài…

+Khu vực thể chế hộ gia đình.

+Khu vực thể chế nước ngoài: các đơn vị không thường trú tại việt Nam.

-Ngoài ra còn một số cách xác định cơ cấu kinh tế khác theo yêu cầu của các lĩnh vực quản lý vĩ mô.

b/Phân bố lực lượng sản xuất theo lãnh thổ.

c/Trình độ xã hội hóa về tổ chức sản xuất: thể hiện ở sự phân công và hợp tác, liên doanh, liên kết, sự tập trung hóa sản xuất.

d/Trình độ quản lý vi mô (quản trị doanh nghiệp) và vĩ mô (quản lý nhà nước) đối với nền kinh tế.

3.2.Các chỉ tiêu phản ánh trình độ khoa học công nghệ của nền kinh tế:

a/Giá trị tài sản cố định: đặc biệt là giá trị máy móc thiết bị tính bình quân/lao động.

b/Mức cung cấp năng lượng điện trên 1 đơn vị máy móc hoặc đầu lao động

c/Tỷ lệ lao động được trang bị cơ giới, tự động hóa, vi tính hóa.

d/Số “Robol” trong nền kinh tế quốc dân.