Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế – xã hội? Sự cần thiết và vai trò của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội ?

1/ Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

1.1.Chiến lược phát triển nói chung:

Chiến lược phát triển là những mưu tính, quyết sách đối với những vấn đề trọng đại có tính chất toàn cục và lâu dài.

Chiến lược phát triển nói chung, được hiểu là sự tiền định về trạng thái tương lai của một sự vật, hiện tượng, các trang thái chuyển tiếp, động lực và cơ chế chuyển hóa để đưa sự vật, hiện tượng từ trạng thái ban đầu đạt đến trạng thái tương lai.

1.2.Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Khái niệm chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là một dạng của chiến lượt phát triển.

KN: Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội là sự tiến định trạng thái tương lai của một nền kinh tế nói riêng, tổng thể kinh tế xã hội nói chung và động lực cùng cơ chế chuyển hóa động lực đó đến sự vận động và chuyển hóa của toàn bộ hiện trạng kinh tế – xã hội thành trạng thái tương lai.

2.Sự cần thiết và vai trò của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

2.1. Sự cần thiết của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

1-Xuất phát từ đặc điểm của phát triển kinh tế- xã hội:

-Phát triển kinh tế – xã hội là sự phát triển của nhiều phân hệ; có mối quan hệ chặt chẽ, đan xen dày đặc và rất phức tạp trong đó đặc biệt là các mối quan hệ cơ bản sau:

READ:  Những nội dung chủ yếu trong chính sách đầu tư quốc tế của Malaysia

+Quan hệ giữa kinh tế với các lĩnh vực khác: văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng…

+Quan hệ giữa sản xuất với lực lượng sản xuất.

+Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với các yếu tố tạo ra tăng trưởng kinh tế.

+Quan hệ liên ngành giữa các ngành giữa các ngành kinh tế kỹ thuật…

– Chu kỳ phát triển của các chủ thể và các mối quan hệ kinh tế – xã hội tương đối dài và không đồng nhau.

-Tính giao động lớn của các yếu tố, các mặt, các quá trình trong phát triển kinh tế- xã hội (do vậy cần có định hướng, kiểm soát kiềm chế để đạt được mục tiêu)

– Phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi phải đầu tư lớn và lâu dài.

– Phát triển kinh tế – x ã hội đòi hỏi sự đồng bộ liên ngành, liên vùng.

– Phát triển kinh tế – xã hội đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ.

2- Yêu cầu của công tác quản lý:

Phát triển kinh tế – xã hội một mặt đòi hỏi phải có sự quản lý, và mặt khác cần thiết phải có chiến lược nhằm đáp ứng các yêu cầu sau:

READ:  Phân tích nội dung cơ bản của chính sách đầu tư quốc tế của Nhật Bản từ năm 1945 đến nay?

– Có được tầm nhìn xa, bao quát rộng trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội;

– Phải có những giải pháp lớn, mang tính toàn diện, đồng bộ và hợp lý cả về không gian và thời gian.

2.2/ Vai trò của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội:

Chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển đất nước, giúp cho các quốc gia có cái nhìn toàn diện về tiền đồ đất nước; là cơ sở cho việc:

– Cơ sở cho việc xác định mô hình phát triển kinh tế (về chế độ kinh tế và định hướng phát triển nền kinh tế, chính sách đối với các thành phần kinh tế,…);

– Có được các quyết định đúng đắn về: quan hệ quốc tế; chuẩn bị các nguồn lực; đầu tư xây dựng cơ bản; phát triển khoa học, giáo dục;

– Là nền tảng, cơ sở quan trọng cho việc thực hiện kế hoạch hóa nền kinh tế.