– Về cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế – xã hội bao gồm các bộ phận cấu thành sau:
1- Bối cảnh phát triển: Có thể bao gồm bối cảnh trong nước, bối cảnh ngoài nước. Qua đó rút ra những yếu tố thuận lợi, không thuận lợi.
2- Mục tiêu phát triển: Xác định các đích phải đạt tới.
3- Những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo có tầm chiến lược (những kế sách, mưu kế,..)
4- Giải pháp chiến lược:
5- Kế hoạch thực thi chiến lược (có thể là chương trình hành động).
– Trong thực tế, tùy thuộc vào nội dung, tính chất, phạm vi đề cập,.. mà các chiến lược có hình thức kết cấu khác nhau; phổ biến có các dạng sau:
Dạng 1 – Nhận định chiến lược về bối cảnh (những cơ hội, thách thức).
– Mục tiêu, đường lối phát triển (đường lối chung, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể).
– Các quan điểm phát triển.
– Các giải pháp.
Dạng 2: – Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể)
– Quan điểm và nguyên tắc phát triển.
– Phương pháp phát triển.
– Các giải pháp.
Dạng 3: – Quan điểm và nguyên tắc phát triển.
– Phương hướng phát triển.
– Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể).
– Các giải pháp.
Dạng 4: – Quan điểm và phương pháp phát triển.
– Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể).
– Các giải pháp.
Dạng 5: – Mục tiêu phát triển (mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể)
– Các giải pháp.
Ngoài ra còn nhiều dạng kết cấu chiến lược phát triển khác, với nội dung trong các chiến lược cũng được sắp xếp khác nhau.