Phân tích nội dung cơ bản của CSĐTQT của TQ thời kỳ từ năm 1978 đến nay và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho VN?

Phân tích nội dung cơ bản của chính sách đầu tư quốc tế của trung quốc thời kỳ từ năm 1978 đến nay và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho VN?

Giai đoạn 1978-1995

Mô hình chính sách: khuyến khích thu hút FDI

Các biện pháp thực hiện:

(1) Xây dựng quy hoạch tổng thể và triển khai thu hút FDI theo kiểu mô hình cuốn chiếu: từ các vùng ven biển, ven biên giới có điệu fkieenjt hông thương thuận lợi vào trong đất liền>> hình thành các cực tăng trưởng kinh tế: Là một quốc gia rộng lớn, mọi vùng đều thiếu vốn đầu tư, TQ không thể cùng một lúc mở cửa mọi miền, do vậy chính sách mở rông đại bàn thu hút FDI từng bước được coi là hữu hiệu hơn cả, Mở đầu cho chính sách này TQ đã tiến hành thử nghiệm chính sách đặc thù và biện pháp linh hoạt trong kinh tế đối ngoại ở 2 tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến với nội dung: thực hiện khoán định mức tài chính và thu nhập ngoại tệ, điều tiết thích hợp thị trường vật tư thương nghiệp dưới sự chỉ đạo kế hoạch của nhà nước, quản lý kế hoạch vật giá, tiền lương lao động và hoạt động kinh tế dối ngoại của donh nghiệp, thử làm đặc khu kinh tế, tiếp tục thu hút vốn của kiều bào, của nước ngoài, đưa vào những kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, mở rộn chế biến xuất khẩu. Sau hơn 1 năm thực hiện đã thu hút đc những kết quả nhất định, với thành công đó TQ tiến tới xây dựng các đặc khu kinh tế với những đặc thù riêng có của TQ như: quy mô rất lớn (DKKT Thâm Quyến rộng 32.750 ha, trong khi Masan của Hàn Quốc chỉ rộng 175 ha), mục tiêu phải thực hiện các nhiệm vụ kép là đưa đầu tư và kỹ thuật từ nước ngoài vào và thiết lập các mối quan hệ với các xí nghiệp nội địa TQ, phát triển DKKT dựa vào thu hút và lợi dụng vốn bên ngoài…TQ tiếp tục mở cửa 14 thành phố ven biển sau đó mở cửa cả khu vực đồng bằng và châu thổ các con sông các vùng ven biên giới tạo thành cục diện mở của toàn phương vị, nhiều tầng nấc từ Nam đến Bắc, từ Đông sang Trung và Tây từ ven biển vào nội địa theo kiểu cuốn chiếu tạo nên không gian thông thoáng cho các nhà đầu tư

(2) Đưa ra phương châm thu hút FDI “ lấy thị trường đổi lấy vốn và công nghệ”. Thông qua thu hút vốn, tiếp thu kinh nghiệm quản lý hiện đại và hiệu quả của đối tác nước ngoài đồng thời kết hợp giữ thương hiệu trong nước với thương hiệu hàng hóa nước ngoài để phát triển khả năng thâm nhập thị trường xuất khẩu. TQ đã đồng ý mở cửa các lĩnh vực dầu thô và dầu chế biến cho các thương gia tự nhân qua việc tự do hóa dần và giảm sự độc quyền mậu dịch bằng việc cho lĩnh vực tư nhân nhập khẩu 4 triệu tấn các sản phẩm dầu và 10% dầu thô nhập khẩu. TQ cũng sẽ mở cửa lĩnh vực phân phối bán lẻ mặt hàng này sau 3 năm gia nhập WTO và cho phép các công ty nước ngoài có ít nhất 30% ở mỗi trạm xăng dầu. TQ sẽ mở cửa thị trường buôn bán sau 5 năm gia nhập WTO. Trong lĩnh vực viễn thông các nhà kinh doanh nước ngoài được phép năm tới 25% cổ phần ở các công ty viễn tông di động tăng lên 35% một năm sau đó và lên 40% trong 3 năm tiếp theo. Trong các dịch vụ Internet truyền thông và các dịch vụ giá trị gia tăng khác, các công ty nước ngòi có thể nắm giữ ngay 30% ở các công ty TQ thuộc BK, TH và QC tỷ lệ này sẽ tăng lên 50% sau 2 năm khi ọi hạn chế về khu vực địa lý đc xóa bỏ. Các hãng nước ngoài được quyền sở hữu và xâm nhập thị trường dịch vụ viễn thông và nâng cao sự bảo vệ bản quyền thông qua việc TQ thực thi Hiệp định về các lĩnh vực liên quan đến thương mại bản quyền. Trong ngành chứng khoán một số liên doanh nước ngoài đc phép tham gia vào quản lý quỹ theo cũng phương thức quản lý của các công ty TQ. TQ sẽ cho phép kiểm soát việc quản lý một cách có hiệu quả trong các liên doanh bảo hiểm nhân thọ, mặc gù cổ phần nước ngoài chỉ đc hạn chế ở 50%, TQ sẽ cho phép các nhà bảo hiểm nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực bảo hiểm y tế, hưu trí, trong vòng 5 năm và cho phép các chi nhánh của các công ty bảo hiểm phi nhân thị hoạt động từ 2 năm sau khi gia nhập WTO

(*) thu hút FDI vào TQ năm 1984: 1258 triệu USD, năm 1985: 1659 triệu USD. 4/1984: quy định về các xí nghiệp hợp tác TQ-nước ngoài,mục đích của nahf đầu tư giai đoạn 1978-1985: là lợi dụng sức lao động rẻ ở TQ, vốn đầu tư với số lượng ít và mang tính chất thăm dò thị trường mới, 1986-1991: chiến lược lưỡng đầu tại ngoại, lấy xây dựng công nghiệp làm chủ, vốn chủ yếu từ Hoa kiều, Nhật Bản và Phương Tây, các vùng kinh tế trọng điểm của TQ: Liêu Ninh, Sơn Đông, Giang Tô, Phúc Kiến, Quảng Đông, FDI năm 1991: 4366 triệu USD, 12/4/1986 QH thông qua luật các công trinh dùng vốn nước ngoài

READ:  Hãy so sánh thanh tra và kiểm tra Bảo hiểm xã hội

(3) Thực hiện các biện pháp xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi

+ Dùng vốn vay ODA kết hợp huy động các nguồn lực trong nước và kiều hối.để xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, phát triển các tuyến đường bộ, đường sắt, sân bay, bến cảng: TQ đã chủ động bỏ vốn ra xây dựng cải tạo đường xá, bến bãi, kho tàng, cảng nước sâu, sân bay, hệ thống thông tin…từ các khoản tiết kiệm trong nước. Theo thống ê, một tQ đc đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng. Cho đến năm 1994, TQ đã xây dựng đc 54 ngàn km đường sắt trong đó có 8.988 km đường sắt được điện khí hóa; 1.178 ngàn km đường bộ trong đó có 1.555km đường cao tốc, 9.078 km đường xe hơi chuyên dụng cấp 1 và cấp 2; xây dựng đường bộ đến tất cả các huyện, đã cải rạo sử dụng 110 ngàn km vận tải đường soog, xây dựng hơn 20 cảng lớn, 1.763 cảng nhỏ, mở gần 100 tuyến đường biển để giao lưu với 1100 bến cảng của hơn 160 nwocs và khu vực;

Hàng không dân dụng của TQ hiện nay đã có một số đội bay hiện đại, các sân bay quốc tế, hệ thống đường cao tốc suốt dọc đất nước và hệ thống đường sắt thuận tiện. Vận chuyển hàng không của khoảng 40 hãng nội đại đang phát triển ở mức 13% mỗi năm. Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài khá hài lòng về môi trường cứng đã được cải thiện này

+ Hoàn thiện hệ thống luật pháp thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế.

Ngày 1/7/1979 TQ đã công bố luật đầu tư và hợp tác TQ-nc ngoài, đặt nền móng cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào TQ. Tháng 4/1990 TQ đã tiến hành sửa đổi bộ luật này với nhiều qui định có lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Cho đến nay TQ đã ban hành hơn 500 văn bản pháp lý, từ các bộ luật đến những qui định liên quan đến các quan hệ kinh tế đối ngoại và FDI. Nhìn chung các văn bản pháp lý này là chặt chẽ và tương đối phù hợp với những yêu cầu mở rộng thu hút FDI trong một nền kinh tế thị trường. Chứng đc xây dựng trên những nguyên tắc cơ bản là:

– Bình đẳng cùng có lợi, nghĩa là phải xây dựng hiện đại hóa của TQ, đồng thời các nhà đầu tư cũng thấy đc lợi ích của mình. Nhà nước TQ bảo vệ vốn đầu tư, cac lợi nhuận thu đc và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư

– Tôn trọng tập quán quốc tế: các nhà đầu tư có quyền tự chủ tương đối lớn trong sản xuất kinh doanh. Họ có thể áp dụng các phương thức quản lý phổ biến trên thế giới, không bị bó buộc bởi thể chế quản lý hiện hành của TQ

+ Chính sách ưu đãi thuế: Thuế có quan hệ trực tiếp tới lợi nhuận của các nhà đầu tư, là một chỗ dựa quan trọng để họ quyết định có đầu tư hay không. Nhằm thu hút học TQ đã đề ra nhiều chính sách ưu đãi thuế và luật pháp hóa chúng như:

– Ưu đãi về kỳ hạn kinh doanh: Trong thời kỳ đầu mở cửa, các cơ sở mới thành lập với thời gian liên doanh hơn 10 năm đc hưởng chế độ miễn thuế thu nhập trong một năm đầu làm ra lãi và đc giảm 50% thuế thu nhập trong 2 năm tiếp theo. Vế sao thời gian miễn thuế và giảm thuế tăng lên tương ứng là 2 và 3 năm

– Ưu đã đối với khu vực đầu tư: Khi thực hiện chiến lược mở cửa khu vực TQ đã đưa ra những ưu đãi nhằm thu hút FDI vào các khu vực. Theo đó các doanh nghiệp đầu tư nc ngoài xây dựng ở đặc khu kinh tế và các doanh nghiệp mang tính chất sản xuất xây dựng ở khu khai thác phat triển kinh tế kỹ thuật tại 14 thành phố ven biển do Quốc vụ phê duyệt đc giảm thuế thu nhập 15% theo tỷ lệ thuế. Ưu đãi thuế còn dành cho đầu tư ở khu phố cũ thuộc các thành phố ven biển, đặc khu kinh tế, khu khai thác theo đó những doanh nghiệp đầu tư nc ngoài mang tính sản xuất có thể đc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp tới 24%

Ngoài ra các doanh nghiệp sản xuất phục vụ xuất khẩu ở các đặc khu kinh tế khi nhập khẩu vật tư đc miễn thuế hải quan từ 5-25%

– Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư: hành vi tái đầu tư của thương nhân nước ngoài thuộc về loại thông thương hay đặc biệt sẽ được hưởng những ưu đãi đãi ngộ khác nhau như:

Đãi ngộ dành cho hành vi đầu tư thông thường: Người đầu tư nước ngoài dùng số lợi nhuận thu đc của xí nghiệp để tái đầu tư trực tiếp cho xí nghiệp đó, hoặc đầu tư xây dựng doanh nghiệp khác, nếu kỳ hạn kinh doanh doanh không dưới 5 năm thì được trả lại 40% thuế thu nhập đã nộp đối với phần tái đầu tư

Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư đặc biệt: các nhà đầu tư tái đầu tư xây dựng ở một số lĩnh vực đặc biệt như mở rộng xí nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, mở rộng xí nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc đầu tư cho các hạng mục xây dựng cơ bản và mở mang nông nghiệp trong đặc khu kinh tế Hải Nam thì đc trả lại toàn bộ thuế thu nhập đối với phần tái đầu tư. Trong nội dung điều chỉnh ở thập kỷ 90, TQ đã chuyển từ chính sách ưu đãi đối với FDI sang cải thiện toàn diện môi trường đầu tư

READ:  Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế?

Kiều ở nước ngoài, nhất là đông nam á, phần lớn họ làm nghề buôn bán

Giai đoạn từ 1996 đến nay:

Mô hình chính sách: kết hợp giữa khuyến khích thu hút FDI và hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài

Các biện pháp thực hiện:

+ Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp thu hút FDI: tháng 7/2012 chính phủ TQ áp dụng giảm 50% thuế thu nhập cho các công ty có vốn ĐTNN nhà ĐTNN

+ Hỗ trợ vốn cho các công ty trong nước đầu tư ra nước ngoài

+ Phối hợp triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thu hút FDI và xúc tiến đầu tư ra nước ngoài

+Chú trọng cung cấp ODA cho các nước giàu tài nguyên, có trình độ phát triển thấp

* Bài học kinh nghiệm của VN

VN có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài như tài nguyên, lao động dồi dào, nhân công rẻ…ngày càng được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam. Nhưng có một thực tế là, chất lượng của các dự án chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng của nó, chưa có nhiều dự án có hàm lượng công nghệ cao, công nghệ nguồn.

Nguyên nhân hạn chế của VN trong thu hút FDI

– Môi trường đầu tư của VN tuy đã được cải thiện nhưng tiến bộ đạt được còn chậm so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh thu hút FDI diễn ra ngày càng gay gắt đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới

– Hệ thống pháp luật vẫn chưa nhất quán, còn thiếu đồng bộ, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, thiếu sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nươc

– Thủ tục thẩm định và cấp giấy phép đầu tư tuy đã được cải thiện nhưng vẫn phức tạp, trong quá trình thẩm định dự án còn thiếu thông tin hướng dẫn và các tiêu chí cụ thể để đánh giá dự án

– Công tác quy hoạch còn bất hợp lý, nhất là quy hoạch còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước. Nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn do chủ trương thu hút đầu tư chưa rõ ràng

– Sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, còn yếu kém so với nhiều nước trong khu vực, sự phát triển không đồng đều về cơ sở hạ tầng giữa các địa phương, đặc biệt giữa các thành phố lớn và các vùng miền núi, tây nguyên, vùng sâu, vùng xa

– Chất lượng lao động của VN dồi dào nhưng chất lượng thấp, thiếu lao động có trình độ cao

– Công tác xúc tiến đầu tư còn kém hiệu quả, quảng bá về hình ảnh và môi trường đầu tư của VN ở nước ngoài còn nhiều hạn chế…

Bài học kinh nghiệm từ TQ

– Đẩy mạnh quy hoạch đầu tư dài hạn của VN: công bố rộng rãi, rõ ràng danh mục các ngành, lĩnh vực rất khuyến khích đầu tư, khuyến khích, không khuyến khích đầu tư và không cho phép đầu tư nước ngoài.

– Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp chế xuất, với mức ưu đãi về thuế quan, thuế thu nhập, hoàn thuế, miễn giảm thuế đầu vào sản xuất các sản phẩm xuất khẩu

– Đặc biệt khuyến khích, ưu đãi các nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư vào các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa, để phát triển nền kinh tế một cách toàn diện, làm giảm sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương, các vùng, miền

– Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, xây dựng các cs ưu đãi nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực như: chế biến nông sản, nghiên cứu phát triển giống cây trồng…

– Mở rộng hơn nữa các loại hình doanh nghiệp FDI để mở rộng cơ hội lựa chọn cho các nhà đầu tư

– Đơn giản hóa và công khai các thủ tục hành chính, hoàn thiện công tác thẩm định, cấp giấy phép và quản lý các dự án đầu tư

– Tích cực khuyến khích, kêu gọi các nhà đầu tư Việt Kiều với các ưu đãi về thuế quan cũng như quyền lợi của họ.

– Tiếp tục xd cơ sở hạ tầng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt về luật sở hữu trí tuệ nhằm thu hút các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn, công ty mẹ từ các nước công nghệ nguồn.