Những nội dung đổi mới cơ bản trong chính sách thương mại quôc tế của Vịêt Nam từ năm 1986 đến nay?

a. Mô hình chính sách: Thúc đẩy xuất khẩu, bảo hộ có chọn lọc và hội nhập kinh tế quốc tế.

b. Nội dung đổi mới

● Chính sách mặt hàng: XD và nâng cao chất lượng cơ cấu hàng hóa XNK phù hợp với lợi thế của quốc gia

● Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu: Lợi thế đk tự nhiên và lao động

● Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu: phù hợp với trình độ phát triển sx trong nước.

● Chính sách thị trường: XD được thị trường trọng điểm và khai thác tốt hơn các thị trường tiềm năng.

● Các biện pháp hỗ trợ và quản lý:

– Năm 1988 ban hành luật thuế XNK

– Năm 1989:

+ Xóa bỏ hạn ngạch XK và hạn ngạch NK đối với hầu hết hàng hóa(trừ 10 mặt hàng xk và 14 mặt hàng NK)

+ Xóa bỏ trợ cấp XK bằng NSNN

+ Tiến hành phá giá VND, xóa bỏ chế độ hai tỷ giá, hình thành hệ thống tỷ giá thống nhất dựa trên tỷ giá chính thức do NHNN công bố.

● Năm 1991:

+ Mở cửa sàn giao dịch ngoại hối tại HN và TP HCM

+ Ban hành quyết định về thành lập khu chế xuất

+ Miễn thuế đầu tư đối với sx hàng XK

● Năm 1995

+ Việt Nam gia nhập ASEAN và tham gia AFTA năm 1996

+ ký hiệp định khung với EU

● Năm 1997: ban hành và đưa vào thực hiện luật thương mại

● Năm 1998: Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 21 của APEC

● Năm 2000: thành lập cục XTTM -> tăng cường hoạt động xuất khẩu

● Năm 2001: ký hiệp định thương mại VN-Hoa kỳ, có hiệu lực năm 2002

● Năm 2005: quốc hội thông qua và cho phép ban hành nhiều đạo luật -> hoàn thiện hệ thống luật pháp cho quá trình đổi mới, hội nhập KTQT

READ:  Trình bày đặc điểm của tài chính Bảo hiểm xã hội

+ Luật thương mại sửa đổi, bổ sung

+ Luật Thuế XNK sửa đổi bổ sung

+ Luật cạnh tranh và chống độc quyền

● Năm 2007: Việt Nam gia nhập WTO

a. Nội dung chủ yếu trong chính sách TMQT của VN từ năm 1986 đến nay.

Từ năm 1986, ĐH VI của Đảng đã nhận thức rõ vai trò quan trọng của TMQT do đó đã đề ra chính sách TMQT như sau:

● Phải đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu

● Áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các nước XHCN cũng như các nước khác trên thế giới

● Tiến hành các hoạt động TMQT theo quan điểm mở cửa (đa dạng hoá thị trường, từng bước gắn liền nền kinh tế nước ta với thị trường quốc tế theo nguyên tắc đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi)

● Nghị quyết cảu Hội nghị TW VI của ban chấp hành TW đã khẳng định:

● Phải dứt khoát chuyển các hoạt động sang hạch toán kinh doanh trên cơ sở Tỷ giá hối đoái thống nhất và linh hoạt, hình thành theo cơ chế kinh doanh.

● Chính sách thuế phải thực sự khuyến khích và phát triển có định hướng các hoạt động kinh tế đối ngoại, khuyến khích các cơ sở làm hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm thị trường ổn định, lâu dài, có hiệu quả cao.

● Đầu thập kỷ 90, khi hệ thống XHCN xụp đổ và hội đồng tương trợ kinh tế không còn tồn tại, những hạn chế đối với TMQT càng được nới lỏng (phần lớn các hạn ngạch XNK được bãi bỏ):

READ:  Trình bày cách xác định mục tiêu chiến lược

● Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được xuất khẩu trực tiếp mà không còn thông qua các công ty thương mại của Nhà Nước.

● Hệ thống giấy phép XNK được nới lỏng, phạm vi hàng hoá phải xin cấp giấy phép xuất khẩu giảm mạnh.

● Thuế quan và các loại thuế thương mại ngày càng được tính toán hợp lý hơn.

● Chính phủ cho phép áp dụng cơ chế hoàn thuế nhập khẩu đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu.

● Cho phép các doanh nghiệp tư nhân được phép tham gia vào hoạt động XNK trực tiếp.

Tất cả các cải cách trên nhằm hướng tới tự do hoá thương mại trong lĩnh vực kinh tế Nhà Nước, giúp các doanh nghiệp nhạy cảm hơn với các tín hiệu thị trường đồng thời có tính chủ động hơn trong việc đề ra quyết định sản xuất kinh doanh XNK.

● Chính phủ đã tiến hành các bước cải cách theo xu hướng tự do hoá thương mại đặc biệt là trong những năm gần đây thông qua việc tham gia một cách tích cực vào các liên kết kinh tế khu vực và quốc tế.