Chế định thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế là gì?

Thụ đắc lãnh thổ bằng phương thức chiếm cứ hữu hiệu: chiếm cứ hữu hiệu được hiểu là hành động của một quốc gia nhằm mục đích thiết lập và thực hiện quyền lực của mình trên một lãnh thổ vốn không phải là bộ phận của lãnh thổ quốc gia với ý nghĩa thụ đắc lãnh thổ đó. Đối tượng lãnh thổ được áp dụng phương pháp thụ đắc hữu hiệu là lãnh thổ vô chủ hoặc lãnh thổ bị bỏ rơi. Hành động chiếm cứ hữu hiệu luôn được thực hiện bởi cơ quan nhà nước và các tổ chức công được nhà nước ủy quyền.

Nội dung chiếm cứ hữu hiệu bao gồm:

  • Đó phải là sư chiếm cứ một cách hợp pháp (đúng đối tượng và bằng biện pháp hòa bình). Mọi hành vi sử dụng vũ lực chiếm cứ một lãnh thổ đều bị coi là vi phạm pháp luật quốc tế
  • Phải có sự chiếm cứ thực sự. Biểu hiện cụ thể của hành vi chiếm cứ thực sự là đưa công dân nước mình tới định cư tại lãnh thổ mới, thiết lập trên đó bộ máy quản lý hành chính, chính thức đưa vào bản đồ quốc gia vùng lãnh thổ mới đó.
  • Chiếm cứ phải liên tục, hòa bình trong một thời gian dài không có tranh chấp
  • Việc chiếm cứ lãnh thổ phải được thực hiện với mục đích nhằm tạo ra 1 danh nghĩ chủ quyền lãnh thổ
READ:  Nêu đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế

Thụ đắc lãnh thổ dựa trên sự chuyển nhượng tự nguyện: đây là sự chuyển giao 1 cách hòa bình danh nghĩa chủ quyền trên một lãnh thổ từ quốc gia này sang quốc gia khác thông qua nhiều hình thức như qua điều ước quốc tế, qua trao đổi, mua bán. Phương thức này chuyển cho người chủ mới một danh nghĩa hợp pháp.