Phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng

Anh ( chị ) hãy phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc khách quan của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Đảng CSVN đã và đang vận dụng nguyên tắc như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta ?

1/Những nguyên tắc phương pháp luận:

Phương pháp luận: Phương pháp chỉ dẫn con người nhận thức đúng đắng và hoạt động có hiệu quả.

Nguyên tắc khách quan trong việc xem xét sự vật

– Thực chất của nguyên tắc này là coi trọng vai trò quyết định của vật chất với ý thức nói riêng và hoạt động của con người nói chung. Cơ sở khoa học của nguyên tắc này là dựa vào quyết định của chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa VC và YT. VC có trước, YT có sau; VC quyết định YT, quyết định nội dung và hình thức của YT

VD: đất nước Việt Nam dài từ Tam Quan đến mũi Cà Mau chia làm 3 phsần: Bắc Trung Nam, Miền Trung: điều kiện sinh hoạt vật chất ở miền Trung rất khổ nên nó quyết định ý chí của cư dân miền trung. Từ đó cho thấy người MT có ý chí nhất trong các miền.

Miền Nam: khóan đạt rộng rải hết mình.

MT và MB:

Tự nhiên: đất hẹp, người đông.

Thời tiết: khô cằn, khó sản xuất.

MB: thấy rõ 4 mùa nhưng khắc nghiệt cho sản xuất nông nghiệp.

– Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức và trong hoạt động thì chúng ta phải:

+ Ko được xuất phát từ ý muốn chủ quan, ko được lấy ý muốn chủ quan làm chính sách, ko được lấy ý chí áp đặt cho thực tế, ko được lấy ảo tưởng thay cho hiện thực mà phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, từ thực tế khách quan, từ cuộc sống để giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra và phải phản ánh một cách trung thành như cái vốn có của sự vật.

VD: muốn qui hoạch cho đúng đắng chí của những người có chức có quyền cũng ko nên quy hoạch theo nhiệm kỳ, quy hoạch ấy phải xuất phát từ quy mô của dân số, xuất phát từ công ăn việc làm của cán bộ nhân dân.

– Trong hoạt động thực tiễn nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng và làm theo quy luật khách quan.

VD: Đa dạng các hthức shữu phải tôn trọng quan hệ sản xuất, phải pù hợp với trình độ

– Lê Nin giáo huấn ko được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, ko được lấy tình cảm làm đường lối chiến lược của CM.

– Đảng CSVN “mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế”

– Phát huy tính năng động chủ quan, chống CN duy ý chí. (phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người)

– Bản thân ý thức nó có tính độc lập tương đối so với vật chất và bản chất của ý thức có tính năng động, sáng tạo chính vì vậy mà ý thức có thể tđộng trở lại VC, góp phần cải biện TGKQ thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Khi ta nói đến vai trò của ý thức thực chất ta nói đến vai trò của con người hơn nữa nhận ý thức trực tiếp hiện thực mà muốn tác động trở lại hiện thực thì nó phải được con người tổ chức thực hiện trong thực tiễn mà trên hết là thực tiễn lđsx.

READ:  Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức?

– Khi nói về vai trò của ý thức không phải là nó trực tiếp tạo ra TGVC. Mà một là yếu tố mang đến cho con người sự hiểu biết về các quy luật khách quan.

– Trên cơ sở như vậy giúp con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng hoạt động cho phù hợp. Kế tiếp là con người xây dựng các biện pháp để tổ chức thực hiện thực tiễn và cuối cùng là bằng nỗ lực ý chí đam mê của mình giúp con người thực hiện được mục tiêu đã xác định.

– Ý thức có vai trò như vậy nên trong hoạt động của mình thì con người phải chống lại thái thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì tuệ, quay lưng lại cái mới, cái tến bộ.

– Phải coi trọng vai trò của ý thức, tư tưởng, lý luận.

– Phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức KH vì KH có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người nhất là trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức khoa học là 1 trong những động lực phát triển xh

– Nếu đề cao tri thức thì phải chống lại 2 khuynh hướng:

+ Nếu đề cao tuyệt đối hóa 1 tri thức khoa học nào đó thì sẻ bỏ qua những tri thức khoa học khác.

+ Đề cao tuyệt đối hóa kinh nghiệm coi thường lý luận, chúng ta không coi thường kinh nghiệm, không phủ nhận kinh nghiệm mà chống lại kinh nghiệm, tuyệt đối đổi hóa kinh nghiệm coi thường lý luận. Kinh nghiệm trong đời thường hay KH có 1 tác dụng tiêu cực vì nếu vượt qua một giới hạn nào đó thì kinh nghiệm sẻ mất tác dụng.

VD: ông nông dân ở ĐBSCL mà ra miền Trung sẽ thất bại ngay vì điều kiện đã thay đổi. Nhưng kỹ sư sẽ không thất bại nếu trồng một giống lúa không được đem vào phòng thí nghiệm sau vài tiếng sẻ biết ngay lý do trong khi người nông dân không có lý luận thì không biết.

– Ta tôn trọng tri thức KH và ta đi đến làm chủ tri thức KH. Là 1 quá trình nó phải liên quan đến quan niệm của con người về KH mà còn phải liên quan đến nguồn lực, nghị lực quyết tâm của con người đặt biệt là phải có điểu kiện vật chất của con người đề thực hiện điều này.

– Khi thực hiện ngtắc này thì cũng đồng thời phải kiên quyết đấu tranh để chống chủ nghĩa duy ý chí – CN coi ý chí là cái quyết định tình cảm.

– Để thực hiện tốt 2 ngtắc trên ta phải coi trọng nhân tố lợi ích là một trong những động lực trực tiếp để thúc đẩy con người hoạt động và qua đó nó gây nên những biến đổi lớn lao trong lịch sử.

READ:  Phân tích bản chất, nguồn gốc của tôn giáo?

– Phải nhận thức và vận dụng đúng đắn các lợi ích, phải biết kết hợp các lợi ích khác nhau. (con người gồm các lợi ích kinh tế, chính trị, tập thể hay cá nhân, gia đình, xh)

– Phải nhận thức các lợi ích đó và phải phân biệt lợi ích nào là quan trọng I, lấy lợi ích nào là quyết định ( kinh tế là số 1) không nên tuyệt đối hóa 1 lợi ích nào đó mà coi thường các lợi ích khác.

– Phải có động cơ đúng đắng thái độ khách quan KH trong việc nhận thức và thực hiện các lợi ích.

2/ Vận dụng vào sự nghiệp CM hiện nay

– Tôn trọng các quy luật khách quan và những điều kiện cụ thể của đất nước

– Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và tính chủ động sáng tạo của quần chúng

– Khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, phải coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng, không ngừng phát huy vai trò của nhà nước trong qúa trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN.

– Phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng và cuối cùng là khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí.

– Đi lên CNXH, CM nước ta chịu tác động bởi những nhân tố quốc tế và thời đại, trực tiếp là qúa trình khu vực hóa và toàn cầu hóa (khu vực hóa và toàn cầu hóa không do ai quyết định, là vấn đề khách quan)

– Tính tất yếu trong qúa trình phát triển CNXH nước ta đòi hỏi phải CNH, HĐH nhằm phát triển llsx, xây dựng nền kinh tế hiện đại, nó mang tính quy luật vào các nước tiểu CN như ở Việt Nam.

* Việc bỏ qua phương thức SXTB tiến lên CNXH có tự nhiên hay không ? ta khẳng định là có, việc này tuân theo tính tự nhiên của lịch sử mà điều này chỉ tự nhiên khi nước ta xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNTB mà đáng lẽ ta phải trải qua. PK _► CNXH

Thuật ngữ: “quá độ” gồm 2 thuật ngữ

Quá độ từ CNTB —► CNXH

Quá độ từ PK ► CNXH

► Mà csvc và kỹ thuật này ta không thể thiếu được nên phải tiến hành CNH, HĐH

– Bên cạnh việc phát triển llsx thì phải phát triển kinh tế thị trường, định hướng XHCN. Tôn trọng cơ chế thị trường là đưa Việt Nam trờ về đúng quy luật. Như ta phải hiểu là “kinh tế thị trường” là tấm huy chương 2 mặt, nghĩa là bên cạnh mặt tích cực còn đầy rẫy các mặt tiêu cực.