Thị trường là gì? Vai trò của nó trong nền sản xuất hàng hóa

Thị trường là gì? Vai trò của nó trong nền sản xuất hàng hóa. Quy luật cung – cầu và tác động của nó trên thị trường như thế nào?

1. Thị trường và cơ chế thị trường

a) Thị trường là nơi diễn ra mối quan hệ kinh tế giữa những người trao đổi hàng hóa theo quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hóa; là tổng hợp các mối quan hệ lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ.

– Nó phản ánh nhanh nhậy quan hệ cung cầu, là nơi phát tín hiệu thông tin về sự biến động của nền kinh tế, giúp cho việc điều chỉnh sản xuất, hình thành nên những tỷ lệ cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu, giữa sản xuất và lưu thông.

– Thị trường là nơi thừa nhận cuối cùng công dụng xã hội đối với sản phẩm và lao động chi phí để sản xuất ra nó. Do đó, nó kích thích những người sản xuất và trao đổi hàng hóa giảm chi phí sản xuất và lưu thông, cải tiến chất lượng, quy cách, mẫu mã, hình thức cho phù hợp nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng.

b) Cơ chế thị trường là guồng máy hoạt động của hệ thống các thị trường trong nền kinh tế hàng hóa, điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông theo yêu cầu khách quan của các quy luật của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền tệ…). Vì vậy, cơ chế thị trường quy định những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải sản xuất theo cơ cấu hợp lý chủng loại hàng hóa, giá cả bao nhiêu, lưu thông hàng hóa như thế nào…

READ:  Phân tích cơ sở lý luận và nêu những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc toàn diện

Thị trường và cơ chế thị trường có những khuyết tật nhất định,
như:

– Tính tự phát dẫn tới sự hỗn độn trong nền kinh tế.

– Kích thích lợi ích cá nhân, lợi ích cục bộ, nhưng lại xem nhẹ lợi ích xã hội, lợi ích toàn thể.

– Chỉ phản ánh nhu cầu trước mắt, không vạch rõ nhu cầu tương
lai.

– Những chỉ số kinh tế như giá cả, lợi nhuận,… thường xuyên biến động làm cho người sản xuất và lưu thông hàng hóa khó định hướng, thường bị động đối phó, nhiều lúc gây ra sự lãng phí lao động xã hội.

lượng dự trữ về kinh tế và những chính sách phù hợp như kế hoạch, thuế, hợp đồng kinh tế để cùng với thị trường điều khiến sự hoạt động của nền kinh tế theo định hướng và mục tiêu đã xác định.

2. Quy luật cung – cầu.

a) Cơ sở khách quan của quy luật cung cầu

Cung phản ánh khối lượng sản phẩm hàng hóa được sản xuất và được đưa ra thị trường để thực hiện (để bán).

Cung do sản xuất quy định, nhưng không đồng nhất với sản xuất.

Cầu phản ánh nhu cầu tiêu dùng có khả năng thanh toán của xã hội. Do đó, cầu không đồng nhất với tiêu dùng, vì nó không phải là nhu cầu tự nhiên, nhu cầu bất kỳ theo nguyện vọng tiêu dùng chủ quan của con người, mà phụ thuộc vào khả năng thanh toán.

Cung – cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau trên thị trường; ở đâu có thị trường thì ở đó có quy luật cung – cầu tồn tại và hoạt động một cách khách quan.

READ:  Phân tích bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng với tính cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học

b) Cung – cầu tác động lẫn nhau

Cầu xác định cung và ngược lại cung xác định cầu. Cầu xác định khối lượng, chất lượng và chủng loại cung về hàng hóa. Những hàng hóa nào tiêu thụ được mới được tái sản xuất. Ngược lại, cung tạo ra cầu, kích thích tăng cầu thông qua phát triển số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hóa, hình thức, quy cách và giá cả của nó. Cung – cầu tác động lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đây là sự tác động phức tạp theo nhiều hướng và nhiều mức độ khác nhau.

Quy luật cung – cầu tác động khách quan và rất quan trọng. Nếu nhận thức được chúng thì có thể vận dụng để tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh theo chiều hướng có lợi cho quá trình tái sản xuất xã hội.

Nhà nước có thể vận dụng quy luật cung – cầu thông qua các chính sách, các biện pháp kinh tế như: giá cả, lợi nhuận, tín dụng, hợp đồng kinh tế, thuế, thay đổi cơ cấu tiêu dùng… để tác động vào các hoạt động kinh tế theo quy luật cung – cầu, duy trì những tỷ lệ cân đối cung – cầu một cách lành mạnh và hợp lý.