Lịch sử 6 – Bài 18 – Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Ngay sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nhân dân đã tiến hành cuộc kháng chiến trong điều kiện vừa mới giàng được độc lập, đất nước còn nhiều khó khăn, cuộc kháng chiến “Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán” diễn ra như thế nào? Chúng ta tìm hiểu bài này.

[toc]

1. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành được độc lập?

– Trưng Trắc được suy tôn lên làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh.

– Tổ chức bộ máy điều khiển đất nước: Bà phong chức tước, cắt cử những chức vụ quan trọng cho những người tài giỏi có công trong cuộc khởi nghĩa, tổ chức lại chính quyền, xá thuế 2 năm, bãi bỏ luật pháp hà khắc và lao dịch của nhà Hán.

– Xây dựng chính quyền tự chủ .

– Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa vua Hán đã hạ lệnh chuẩn bị sang đàn áp.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (40-43)

Sau khi giành được độc lập, HBT đã làm được những gì cho nhân dân? Trưng Trắc được suy tôn làm vua, việc đó có ý nghĩa và tác dụng như thế nào?

Khẳng định đất nước ta có chủ quyền, có vua, đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để chiến thắng quân xâm lược.

Vì sao vua Hán chỉ hạ lệnh cho các quận miền nam TQ khẩn trương chuẩn bị quân, xe, thuyền…đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng mà không tiến hành đàn áp ngay?

Lúc này ở TQ nhà Hán còn phải lo đối phó với các phong trào khởi nghĩa nông dân TQ ở phía Tây và phía Bắc

 

2. Cuộc kháng chiến chống xâm lược Hán (42- 43) đã diến ra như thế nào?.

Diễn biến:

– Nhà Hán cử Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược, Mã Viện được phong làm Phục ba tướng quân.

– Lực lượng quân Hán: 2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe, thuyền các loại, dân phu, do Mã Viện chỉ huy.

– Tháng 4/ 42 tấn công Hợp Phố.

– Mã Viện chia quân thành 2 đạo: thủy, bộ  tràn vào Giao Chỉ :

  • Quân bộ  men theo bờ biển  vào  Lục Đầu  rồi Lãng Bạc
  • Quân thủy từ Hải Môn vào sông Bạch Đằng, ngược lên vùng Lục Đầu ,

Hai cánh quân hợp lại ở Lãng Bạc.

– Hai Bà Trưng kéo lên Lãng Bạc để nghênh chiến.

– Quân địch đông và mạnh, Trưng Vương quyết định lui quân về Cổ Loa- Mê Linh, địch giáo giết đuổi theo, quân ta rút về Cẩm Khê, quân ta chiến đấu ngoan cường, tháng 3/ 43 Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến tháng 11/ 43 mới kết thúc.

Kết quả: Năm 44, Mã Viện rút  quân về Trung Quốc.

Ý nghĩa: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán thời Trưng Vương tiêu biểu cho ý chí quật cường bất khuất của nhân dân ta. Hai Bà Trưng là vị nữ anh hùng  của dân tộc. Hàng năm kỷ niệm Hai Bà Trưng vào ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3.

Tại sao HBT phải tự vẫn ?

Giữ khí tiết, tinh thần bất khuất trước kẻ thù

Cuộc kháng chiến tuy thất bại song có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Với lực lượng kẻ thù đông mạnh, dưới sự lãnh đạo hai bà Trưng, nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng nhưng cuối cùng bị thất bại, hai bà Trưng hi sinh anh dũng.

Những kiến thức cần nhớ:

Sau khi khơi nghĩa thắng lợi, Hai Bà Trưng đã tiến hành công cuộc xây dựng đất nước và giữ gìn nền độc lập vừa giành được. Đó là những việc làm thiết thực đem lại quyền lợi cho nhân dân, tạo nên sức mạnh để tiến hành công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

READ:  Lịch sử 6 - Bài 11 - Những chuyển biến về xã hội

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42- 43) nêu bật ý chí bất khuất của nhân dân ta.

Đền thờ Hai Bà Trưng (Mê Linh – Hà Nội)

Đền Hai Bà Trưng hay còn có tên gọi là đền Hạ Lôi. Ngôi đền linh thiêng này gắn liền với sự tích Hai Bà Trưng, 2 vị liệt nữ anh hùng của dân tộc đó là Trưng Trắc và Trưng Nhị – những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị nhà Đông Hán vào những năm 40-43 sau công nguyên, và giành lại nền độc lập tự chủ của đất nước. Đền Hai Bà Trưng ở đâu? Sự tích của đền cũng như một vài hình ảnh đền Hai Bà Trưng? Hãy cùng Đền Thánh Mẫu tìm hiểu rõ hơn ngay sau đây nhé.

Tượng thờ bà Trưng Trắc-Trưng Nhị

1. Đền Hai Bà Trưng ở đâu?

Đền Hai Bà Trưng nằm trên 1 khu đất cao, rộng, nhìn ra khu vực đê sông Hồng. Toàn bộ khu du tích này rộng đến 128.824m2 gồm các hạng mục như cổng đền, nghi môn ngoại, nhà khách, nghi môn nội, gác trống, gác chuông, nhà tả, hữu mạc, đền thờ của Hai Bà Trưng, đền thợ phụ thân và phụ mẫu của Hai Bà, còn có cả đền thơ phụ thân phụ mẫu của ông Thi Sách, cùng các khu thờ nữ tướng triều Hai Bà Trưng…

Đền Hai Bà Trưng tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Có lẽ chính vì thế mà ngoài cái tên Hai Bà Trưng, ngôi đền này còn có tên gọi khác là đền Hạ Lôi.

2. Sự tích đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội

Đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội được lập nên nhằm bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ của dân tộc ta đối với hai vị nữ tướng anh hùng của dân tộc.

Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào những năm 40-43 trước sau công nguyên, là một cuộc tổng khởi nghĩa vũ trang giành thắng lợi đầu tiên của nhân ta cách đây gần 20 thế kỷ. Cuộc khởi nghĩa này đã lật đổ hoàn toàn ách thống trị kéo dài trong suốt 219 năm của phong kiến phương Bắc trên vùng đất Văn Lang, Âu Lạc thời xưa

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã lấy lại sự tự do cho dân tộc, làm rạng rõ non sông Việt Nam, làm vẻ vang hình ảnh phụ nữ Việt Nam và đem lại lòng tự hào cho vùng đất Mê Linh, Hà Nội, vùng đất sinh ra 2 người nữ anh hùng đầu tiên của dân tộc ta.

Để tưởng nhớ công ơn to lớn không thể kể siết của Hai Bà Trưng, nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc (Mê Linh là vùng đất thuộc tỉnh Vĩnh Phúc xưa, mới được sáp nhập vào Hà Nội kể từ ngày 29 tháng 5 năm 2008) đã lập đền thờ Hai Bà tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội.

Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội đền thờ Hai Bàn Trưng nhằm tưởng nhớ công đức của Hai Bà và các tướng lĩnh bắt đầu từ ngày 4 tháng giêng âm lịch đến ngày 10 tháng giêng.

Theo phong thủy, thành Mê Linh xưa tựa hình như một con voi trắng đang uống nước và đền Hai Bà Trưng được xây dựng trên lưng con voi đó.

Ngày xưa ngôi đền chỉ được dựng bằng tranh tre, nứa lá, tuy nhiên theo thời gian ngôi đền đã được tu sửa, trùng tu lại và cuối cùng có hình dáng như bây giờ.

Ngày nay, ngôi đền Hai Bà trung Mê Linh Hà Nội không chỉ được nhân dân quanh vùng đó mà còn được nhiều du khách thập phương tìm đến với mong muốn thắp nén hương tưởng nhớ công lao to lớn của người con ưu tú đất Việt, người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, lấy lại quyền tự do cho dân tộc.

Ngoài ngôi đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội, nhân dân còn lập đền thờ Hai Bà ở Hát Môn. Đó là do sau khi cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi, dân tộc ta bước sang một trang sử mới đó là đấu tranh giành thắng lợi. Tuy nhiên sau một năm trời cầm cự chiến đấu, biết mình không thể chống đỡ nổi vì lực lượng 2 bên chênh lệch cực kỳ lớn, Hai Bà đã về Hát Môn gieo mình xuống dòng sông Hát Giang tuẫn tiết, hôm đó là ngày 6 tháng 3 năm 43. Nhân dân ta đã vô cùng thương tiếc không chỉ lập đền thờ hai ba ở Mê Linh Hà Nội mà còn lập đền thờ tại Hát Môn. Địa chỉ đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn đó là tại tỉnh Phúc Thọ, Hà Tây cũ. Lễ hội đền Hát Môn được tổ chức vào ngày mà Hai Bà mất đó là ngày 6 tháng 3 hàng năm.

Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, là nơi tâm linh của nhân dân địa phương qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội đền thờ Hai Bà Trưng. Ngày mùng 6 là ngày chính hội bởi tương truyền đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân do đó dân làng mở hội ngày này chính nhằm kỷ niệm sự kiện đó.

Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng nhiều giá trị đặc biệt cả về lịch sử, văn hóa, khoa học, kiến trúc và nghệ thuật. Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Di tích đền Hai Bà Trưng đã được thủ tướng chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.