Trình độ sản xuất, chế tác công cụ của người Việt cổ đã có sự phát triển, tiến bộ như thế nào? – Lịch sử lớp 6

Người nguyên thủy trên đất nước ta lúc đầu sinh sống ở các hang động, sau đó tiếp tục mở rộng vùng cư trú đến các vùng chân núi, thung lũng ven khe suối, vùng đất bãi ven sông.

Qua các di chỉ Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hoa Lộc (Thanh Hóa), Lung Leng (Kon Tum), có niên đại cách đây 4.000 – 3.500 năm, các nhà khảo cổ đã phát hiện hàng loạt công cụ: rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng cân xứng; những đồ trang sức, những loại đồ gốm khác nhau như bình, vò, vại, bát, đĩa…Những mảnh gốm thường in hoa văn hình chữ S nối nhau, đối xứng, hoặc in những con dấu nổi liền nhau…Điều đó chứng tỏ người Việt cổ đã đạt được trình độ cao về mặt chế tác công cụ sản xuất và đồ trang sức, đồ dùng sinh hoạt…

READ:  Lịch sử 6 - Bài 20 - Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỉ I - Giữa thế kỉ VI) (tiếp theo)

Đặc biệt, người Việt cổ ở Phùng Nguyên (Phú Thọ) và Hoa Lộc (Thanh Hóa)  còn phát minh ra thuật luyện kim (kim loại được dùng đầu tiên là đồng).

Kỹ thuật luyện kim phát triển mạnh, cư dân Lạc Việt đã biết làm ra những công cụ sản xuất bằng kim loại như rìu đồng và quan trọng nhất là lưỡi cày đồng và lưỡi hái bằng đồng ảnh hưởng mạnh đến sinh hoạt nông nghiệp. Lưỡi cày thời ấy có hình cánh bướm hoặc hình tam giác. Và xuất sắc đặc biệt là dân Lạc Việt đã đúc nên những chiếc đồng phức tạp đòi hỏi một trình độ kỹ thuật văn hóa cao.

Những dụng cụ sinh hoạt như mâm đồng, đục, kim khâu, dao, lưỡi câu, chuông và đồ trang sức cũng được sản xuất với số lượng đáng kể. Ngoài ra, đã có nghề luyện sắt và nghề gốm.

READ:  Lịch sử 6 - Bài 15 - Nước Âu lạc (bài tiếp theo)

Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến bộ vượt bậc trong chế tác công cụ sản xuất, đồ trang sức, dụng cụ sinh hoạt và cả vũ khí của người Việt cổ, làm cho sản xuất và đời sống sinh hoạt xã hội có bước phát triển cao hơn hẳn.