Hãy đánh giá  ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao của nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.

Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.

Ý nghĩa lịch sử của các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên:

– Xác lập sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến:

Đó là sự thắng lợi của giai cấp Tư sản, đại diện cho nền sản xuất mới, phương thức sản xuất chủ nghĩa tư bản đang đứng ở vị trí tiên phong, tiến bộ hơn hẳn giai cấp Địa chủ, Phong kiến, đại diện cho nền sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời lạc hậu (dẫn chứng…).

– Tạo điều kiện mở đường cho nền sản xuất mới chủ nghĩa tư bản phát triển (dẫn chứng).

– Thể hiện vai trò của quần chúng nhân dân ( là lực lượng ủng hộ tham gia và quyết định thắng lợi của cách mạng…dẫn chứng )

READ:  Trình bày những chuyển biến lớn và những đặc điểm nổi bật của các nước Pháp trong giai đoạn cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Là những cuộc cách mạng không triệt để, thể hiện chủ nghĩa tư bản có mặt tiến bộ nhưng cũng có những hạn chế :

– Chưa đáp ứng đầy đủ quyền lợi của quần chúng nhân dân (dẫn chứng).

– Không hoàn toàn xoá bỏ chế độ bóc lột phong kiến, mà chỉ thay thế hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác (dẫn chứng).

– Thậm chí giai cấp tư sản ở một số nước còn thể hiện sự thoả hiệp với phong kiến (dẫn chứng).

Phân biệt một số khái niệm:

– Chế độ quân chủ chuyên chế: Chế độ chính trị của một nước, có triều đình phong kiến do vua đứng đầu và mọi quyền lực tập trung trong tay nhà vua. Chế độ quân chủ lập hiến: Chế độ chính trị của một nước, trong đó quyền lực của vua bị hạn chế bằng một Hiến pháp do Quốc hội tư sản định ra… Nhà vua tuy ở ngôi (trị vì) nhưng không nắm thực quyền cai trị.

– Đẳng cấp: Là những tầng lớp xã hội được hình thành dưới chế độ phong kiến, do luật pháp hoặc tập tục quy định về vị trí xã hội, quyền lợi và nghĩa vụ phác nhau.

Quý tộc mới: Tầng lớp quý tộc phong kiến đã tư sản hóa, kinh doanh theo chủ nghĩa tư bản, xuất hiện ở châu Âu vào thế kỉ XVI, mạnh nhất ở Anh, là lực lượng quan trọng lãnh đạo Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII.

READ:  Vì sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa thực dân ? - Lịch Sử lớp 8

Đẳng cấp thứ ba: Đẳng cấp thấp nhất trong xã hội phong kiến Pháp trước năm 1789, gồm công nhân, dân nghèo thành thị, tư sản và nông dân. Họ không có quyền gì, bị phong kiến thống trị và phải đóng mọi thứ thuế.

– Phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh: Phái Lập hiến gồm tầng lớp đại tư sản để phân biệt với phái Gi-rông-đanh gồm tầng lớp tư sản công thương và phái Gia-cô-banh gồm những người dân chủ cách mạng được quần chúng ủng hộ.

– Khái niệm “cách mạng tư sản”: Cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo (ở Anh là quý tộc mới) nhằm đánh đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, xác lập sự thống trị của giai cấp tư sản.