Câu 26: Vấn đề công nhận trong Luật quốc tế

1. Khái niệm

Công nhận trong luật quốc tế hiện đại là một hành vi pháp lý – chính trị, dựa trên ý chí độc lập của quốc gia công nhận nhằm thể hiện thái độ của mình đối với đường lối, chính sách, chế độ chính trị, kinh tế – xã hội của bên được công nhận và xác lập quan hệ bình thường đối với bên được công nhận.

Trong khoa học luật quốc tế có nhiều quan điểm khác nhau về ý nghĩa của sự công nhận quốc tế cũng như mối quan hệ giữa hành vi công nhận quốc tế với quyền năng của chủ thể luật quốc tế nhưng điển hình là thuyết cấu thành và thuyết tuyên
bố.

– Thuyết cấu thành: Theo thuyết cấu thành, các quốc gia mới ra đời chỉ trở thành chủ thể luật quốc tế hiện đại nếu được các quốc gia khác công nhận chính thức.

– Thuyết tuyên bố: Thuyết tuyên bố, thuyết này ra đời vào cuối thế kỷ 19, và được hình thành như một trào lưu chống lại thuyết cấu thành. Các quốc gia mới ra đời trở thành chủ thể của luật quốc tế hiện đại mà không phụ thuộc vào sự công nhận của các quốc gia khác.

– Quan điểm của các luật gia dân chủ tiến bộ không chủ trương đề ra một học thuyết nào về vấn đề công nhận nhưng họ ủng hộ các nội dung hợp lý và tiến bộ của thuyết tuyên bố và đặt vấn đề vào mối quan hệ biện chứng với quyền tự quyết của các dân tộc.

2. Đặc điểm của sự công nhận

– Là một hành vi mang tính chính trị – pháp lý.

– Dựa trên những động cơ nhất định, mà chủ yếu là những động cơ về kinh tế, chính trị, quốc phòng của quốc gia công nhận đối với quốc gia được công nhận.

– Sự công nhận, khẳng định lại quan hệ của quốc gia công nhận đối với đường lối, chính sách, chế độ kinh tê, chính trị của bên được công nhận.

– Sự công nhận thể hiện ý định của quốc gia công nhận muốn thiết lập quan hệ bình thường trong nhiều lĩnh vực với thực thể được công nhận.

3. Điều kiện làm phát sinh vấn đề công nhân trong luật quốc tế

Dựa trên 2 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế:

– Nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia.

– Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.

4. Các thể loại công nhận quốc tế

4.1. Công nhận quốc gia mới:

Quốc gia ra đời trong những trường hợp sau đây:

– Do kết quả của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc làm xuất hiện một quốc gia độc lập, có chủ quyền.

READ:  Câu 46: Trình bày các điều kiện để hưởng quốc tịch Việt Nam

– Do thắng lợi của cách mạng xã hội làm xuất hiện một quốc gia có chế độ chính trị – xã hội mới.

– Do sự phân tách lãnh thổ.

=> Trong quan hệ quốc tế, công nhận chỉ đặt ra khi có sự xuất hiện của quốc gia mới trên trường quốc tế. Công nhận quốc gia mới chính là công nhận chủ thể mới của luật quốc tế.

4.2. Công nhận chính phủ mới:

Việc công nhận chính phủ mới chỉ được đặt ra trong trường hợp chính phủ mới được thành lập không bằng con đường hợp hiến (chính phủ De facto).

Đa số các luật gia trên thế giới cho rằng tính hữu hiệu là cơ sở, tiêu chuẩn để công nhận chính phủ mới.Như vậy, một chính phủ mới bảo đảm được tính hữu hiệu nếu nó đáp ứng được các điều kiện sau đây:

– Được đông đảo quần chúng nhân dân tự nguyện ủng hộ.

– Có đủ khả năng duy trì và thực hiện quyền lực nhà nước trong một thời gian dài.

– Có khả năng kiểm soát toàn bộ hoặc phần lớn phần lãnh thổ quốc gia một cách độc lập và tự quản lý được mọi công việc của quốc gia.

4.3. Các loại công nhận khác:

– Công nhận mặt trận dân tộc giải phóng.

– Công nhận chính phủ lưu vong.

– Công nhận các bên tham chiến và công nhận các bên khởi nghĩa.

5. Các hình thức công nhận quốc tế

Có 2 hình thức công nhận chủ yếu: Công nhận de facto và công nhận de jure. Ngoài ra, còn có hình thức công nhận ad hoc (công nhận vụ việc).

5.1. Công nhận de facto

Là sự công nhận chính thức nhưng ở mức độ không đầy đủ và trong một phạm vi không toàn diện. Về mặt thời gian, công nhận de facto thường là thời kì quá độ để chuyển đến công nhận de jure. Sau công nhận de facto thì thường 2 bên xác lập các quan hệ về lãnh sự và kí kết các điều ước mang tính chất kinh tế – hành chính.

5.2. Công nhận de jure

Là sự công nhận chính thức ở mức độ đầy đủ nhất trong một phạm vi toàn diện nhất. Công nhận de jure thưỡnh dẫn đến việc xác lập dễ dàng các quan hệ ngoại giao và kí kết các ĐƯQT trong mọi lĩnh vực.

5.3. Công nhận ad hoc

Là hình thức công nhận đặc biệt, tức là quan hệ giữa các bên chỉ phát sinh trong phạm vi nhất định nhằm tiến hành một số công viậc cụ thể nào đó và quan hệ này sẽ chấm dứt ngay sau khi hoàn thành công việc mà các bên quan tâm.

READ:  Nguyên tắc kí kết điều ước quốc tế, các giai đoạn kí kết điều ước quốc tế

6. Các phương pháp công nhận quốc tế

6.1. Công nhận minh thị

Là công nhận được thể hiện một cách minh bạch, rõ rang của quốc gia công nhận trong các văn bản chính thức (bằng cachs gửi văn thư ngoại giao, điện tín) trong đó nêu rõ quyết định công nhận của bên công nhận đối với bên được công nhận hay cũng có thể bằng cách kí kết các điều ước nói rõ sự kí kết của các bên.

6.2. Công nhận mặc thị

Là sự công nhận được thể hiện một cách kín đáo, ngấm ngầm trong đó bên được công nhận hoặc các bên khác phải dựa vào các quy phạm tập quán pháp nhất định hoặc các nguyên tắc suy diễn trong quan hệ quốc tế mới làm sang tỏ được ý định công nhận.

Phương pháp công nhận mặc thị có thể được thực hiện qua việc thiết lập các quan hệ ngoại giao, lãnh sự, kí kết các ĐƯQT có ghi đầy đủ, rõ rang tên gọi của các bên.

7. Hệ quả pháp lý của việc công nhận quốc tế

– Việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa quốc gia ( chính phủ) công nhận và quốc gia ( chính phủ) được công nhận là hệ quả pháp lý quan trọng nhất của sự công nhận quốc tế.

– Việc thiết lập quan hệ lãnh sự là một hệ quả pháp lý quan trọng của sự công nhận. Các luật gia đều thống nhất với nhau rằng việc công nhận de facto sẽ tạo cơ sở pháp lý để các bên hữu quan thiết lập quan hệ lãnh sự với nhau.

– Việc ký kết các điều ước quốc tế song phương giữa hai bên mà trong đó có quy định một cách cụ thể các quyền và nghĩa vụ cụ thể của các ký kết là một hệ quả pháp lý quan trọng của sự công nhận.

– Tạo điều kiện cho các quốc gia được công nhận tham gia vào các hội nghị quốc tế và các tổ chức quốc tế phổ cập rộng rãi.

– Làm phát sinh các hệ quả pháp lý khác, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi cho quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tại lãnh thổ của quốc gia công nhận, tạo cơ sở pháp lý để công nhận giá trị pháp lý của pháp luật nước được công nhận tại nước công nhận…