Trong kho tàng văn hóa đa dạng, đặc sắc của dân tộc Việt Nam còn ẩn dấu một di sản văn hóa vô cùng quý giá, đó chính là các hương ước cổ mà nhân dân ta vẫn quen gọi nôm na là lệ làng. Hương ước là tập hợp những quy tắc xử sự chung nhất, là nếp sống đã đi vào tiềm thức của mỗi người dân làng. Trong cuộc sống hiện đại, hương ước đang dần bị lãng quên, lớp trẻ ít hai biết về nó nữa. Vì thế, khi bắt gặp đề tài: “Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của hương ước? Vai trò ảnh hưởng của hương ước đối với sự phát triển của làng xã hôm nay”, chúng em đã quyết định chọn làm, với hi vọng những kiến thức mà mình tìm hiểu được sẽ góp phần giúp bản thân và các bạn hiểu thêm về một khía cạnh của văn hóa làng xã, một phần của văn hóa Việt.
NỘI DUNG
Hương ước của làng là gì?
Định nghĩa: Hương ước là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn được giữ nguyên nghĩa. Hương ước xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XV, là bản pháp lí đầu tiên, ghi nhận các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc đối với các thành viên trong làng xã, nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ xã hội cộng đồng vốn phức tạp. Các điều lệ này được hình thành dần trong lịch sử, được bổ sung, điều chỉnh mỗi khi cần thiết.
Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về dân sự, hình sự, các điều ước về giữ gìn đạo lý, phong tục tập quán… Hương ước là hệ thống luật tục tồn tại song song với pháp luật mà cơ bản không đối lập với pháp luật. Hương ước do các vị chức sắc của làng soạn thảo trên cơ sở thống nhất với dân làng.
GS.Đinh Gia Khánh viết: “Hương ước là bản ghi chép các điều lệ liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống xã hội trong làng, các điều lệ hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết”.
- Thời điểm xuất hiện: Về thời điểm xuất hiện hương ước, các nhà nghiên cứu lịch sử, dân tộc học từ trước đến nay vẫn chưa khẳng định. Dựa vào các thư tịch cổ, chúng ta mới chỉ biết rằng đến triều đại vua Lê Thánh Tông triều đình đã ra sắc lệnh thể chế hoá hương ước. Bộ luật Hồng Đức đã ghi lại chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông về việc biên soạn và thi hành hương ước như sau:
- Các làng xã không nên có khoản ước riêng vì đã có luật chung của nhà nước.
- Riêng làng xã nào có những tục khác lạ thì có thể lập khoán ước và cấm lệ
- Trong trường hợp đó, thảo ra hương ước phải là người có trình độ nho học, có đức hạnh, có chức và có tuổi tác.
- Thảo xong, phải được quan trên kiểm duyệt và có thể bị bác bỏ.
- Khi đã có khoán ước rồi, mà vẫn có người không chịu tuân theo, cứ nhóm họp riêng, thì những kẻ ấy sẽ bị quan trên trị tội.
Như vậy, có thể thấy rằng, đến đời vua Lê Thánh Tông đã có hương ước rồi nhưng hiện nay chúng ta vẫn chưa tìm thấy bản hương ước nào được soạn thảo vào thế kỷ XVI chứ chưa nói gì đến thế kỷ XV.
Tìm hiểu các văn bản hương ước có thể thấy chúng luôn được điều chỉnh sửa đổi qua các thời kỳ. Xét một trong những bản hương ước thành văn cổ nhất mà chúng ta hiện có là hương ước làng Mộ Trạch, huyện Đường An, phủ Thương Hồng (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) ra đời từ năm 1665 sau đó đã được sửa đổi, bổ sung tới 16 lần, từ 30 điều ban đầu lên tới 82 điều ở bản cuối cùng.
– Tên gọi: Hương ước có khoảng 50 tên gọi khác nhau, như: hương tục, hương lệ, hương biên, hương khoán, lệ tục, phe khoán, phiên khoán, sự lệ, tục lệ, ước lập, văn ước, khoán ước, khoán lệ, khoán bạ… Các văn bản Hán Nôm liên quan đến hương ước hiện lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm chủ yếu được gọi là tục lệ. Những văn bản hương ước, tục lệ hay khoán lệ này có thể được gọi chung là hương ước làng xã truyền thống, tục lệ cổ truyền hay hương ước cổ truyền.
Trong xã hội hiện nay, hương ước khá xa lạ với nhiều người. Nhiều nhà nghiên cứu đều khẳng định, hương ước là nguồn tư liệu cực kỳ phong phú để nghiên cứu văn bản học, sử học, dân tộc học và luật học. TS. Vũ Duy Mền đã từng nhận định: “Dù không phải là một bộ luật hoàn chỉnh, hương ước, với những điều qui định về một số nét sinh hoạt riêng của làng xã vẫn đóng một vai trò “cương lĩnh”, có thể còn khá chung chung, nhưng dù sao cũng đáng xem là một nếp sống hàng ngày của làng xã mà mọi cá nhân, mọi tổ chức, trong làng, trong xã phải tuân thủ”.
Nội dung của hương ước.
Kết cấu:
Tìm hiểu nội dung các bản hương ước mới ở một số địa phương khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có thể thấy cấu trúc của nó, ngoài phần mở đầu và kết luận, văn bản được chia thành các chương (hoặc các phần)