Văn hóa là gì? Các đặc trưng của khái niệm văn hóa

Khái niệm về văn hóa:

Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hoá. Theo E.Heriôt thì “Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi – cái đó là văn hoá”. Theo Edward B. Tylor ”Văn hóa là toàn bộ những tri thức, những tín ngưỡng, những nghệ thuật, những giá trị, những luật lệ, phong tục và tất cả những năng lực và tập quán khác mà con người với tư cách thành viên của xã hội nắm bắt được”

Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hoá: “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”.

Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc trưng cụ thể riêng biệt. Trước hết, văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó. Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.

READ:  Phân tích tính khoa học của Đàm phán Kinh tế quốc tế và Lấy ví dụ

Các đặc trưng của văn hóa

Tính hệ thống là đặc trưng hàng đầu của văn hóa. Chính nhờ có tính hệ thống mà văn hóa với tư cách là một đối tượng bao trùm mọi hoạt động của xã hội. chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.

Đặc trưng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa có nghĩa là “trở thành đẹp, thành có giá trị”. Văn hóa chỉ chứa cái đẹp, chứa các giá trị. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người. Đặc trưng văn hóa cho phép phân biệt văn hóa với hậu quả của văn hóa hoặc các hiện tượng phi văn hóa.

Đặc trưng thứ ba của văn hóa là tính lịch sử. Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó bao giờ cũng được hình thành qua một quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu và chính nó buộc văn hóa phải thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị.

Tính lịch sử của văn hóa được duy trì bằng truyềnt hống văn hóa. Truyền thống là cơ chế tích lũy và truyền đạt kinh nghiệm qua không gian và thời gian trong cộng đồng. Truyền thống văn hóa là những giá trị truyền thống tương đối ổn địnhthể hiện dưới những khuôn mẫu xã hội được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian, thời gian và được cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp, dư luận…

READ:  Em hãy bình luận câu nói "Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa"

Văn hóa còn có tính nhân sinh. Nó là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm hoạt động thực tiễn của con người. nói một cách hình tượng, văn hóa là cái tự nhiên đã được biến đổi dưới tác động của con người, là “phần giao” giữa tự nhiên và con if. Đặc trưng này cho phép phân biệt văn hóa với những giá trị tự nhiên chưa mang dấu ấn sang tạo của con người(như các tài nguyên khoáng sản trong long đất). sự tác động của con người đối với tự nhiên có thể mang tính vật chất(như việc luyện quặng để chế tạo đồ dung, đẽo gỗ tạc tượng) hoặc mang tính tinh thần( như việc đặt tên, tạo truyền thuyết cho các cảnh quan thiên nhiên: vịnh Hạ Long, núi Ngũ Hành Sơn, hòn Vọng Phu…).

Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội, văn hóa trở thành một công cụ giao tiếp quan trọng. Chức năng giao tiếp là một trong những chức năng của văn hóa. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung của giao tiếp; điều đó đúng với giao tiếp giữa các cá nhân trong một dân tộc, lại càng đúng với giao tiếp giữa những người thuộc dân tộc khác nhau và giao tiếp giữa hai nền văn hóa.