Sự phân bố giải thưởng Nobel và đôi nét về văn hoá

Sự phân bố giải Nobel, và đôi nét về văn hoá. Tôi đồ rằng: Văn hoá nô lệ cản trở nhà khoa học đến những giải thưởng lớn như Nobel.

– Giải Nobel chủ yếu thuộc về các học giả phương Tây (chiếm 83%), mà cụ thể là Tây Âu và Bắc Mĩ, Canada, Úc, NZ.

– Giải Nobel đã được trao cho 72 quốc gia, nhưng quá nửa thuộc về 3 nước Mĩ, Anh, và Đức. Riêng nước Mĩ chiếm hơn 300 giải, theo sau là Anh, Đức, Pháp. Tất nhiên, nếu tính gộp cả EU để so với liên bang Mĩ – thì EU vẫn nhỉnh hơn (với 54%), và riêng Tây Âu là 45%.

– Hơn 50% đến từ các học giả với tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ mẹ đẻ đứng thứ 2 là Đức.

– Gộp chung tất cả Á Châu, Phi Châu, Mĩ La Tinh, Trung Đông – chỉ được 104 giải Nobel, trong khi các khu vực này Đẻ khoẻ nhất, chiếm 81% dân số thế giới.

– Trung Đông có 20 giải Nobel, 8 trong số này là Nobel Hoà Bình – 1 giải không liên quan đến nghiên cứu và phát minh khoa học giải hoà bình này có nhiều lý do chính trị xã hội, cho nên tôi không gộp vào nhận xét phía dưới.

– Đông Á có Nhật Bản làm Rạng Danh phương Đông – 27 giải Nobel (tính đến 2013). Tầu hơn 1 tỉ dân nhưng chỉ có 4 giải. Vietnam dù Đẻ lắm cũng không kém – gần 100 triệu dân, nhưng không giải nào, và lịch sử đề cử hình như còn chưa thấy gọi tên.

Hàn Quốc – mang tiếng tư bản giàu có, cũng chưa thể có giải Nobel đúng nghĩa nào

Nếu bỏ Vietnam ra, Tầu, Hong Kong, Hàn, Đài..đều là những quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn – giàu hơn nhiều quốc gia đã có Nobel ở Đông Âu, Nam Mĩ, Trung Đông…

READ:  Top các trang web làm tiếp thị liên kết Việt Nam và Thể giới

Câu hỏi đặt ra là, Tại Sao? Người phương Đông luôn cho rằng họ thông minh, có khả nănng tính toán tốt, cạnh tranh công việc cao… Thế lý do là gì??

Cá nhân tôi cho là, chính Văn Hoá Nô Lệ (đây là cụm từ của Tôi đặt ra) – hay văn hoá anh Nho anh Khổng đã được Cấy ghép vào xã hội ngàn năm – đã cản trở sự tiến hoá và phát triển tư duy của các cá thể khu vực này.

Trong khi giải Nobel, hay nghiên cứu khoa học ở đẳng cấp cao, yêu cầu tư duy đột phá, sáng tạo, và dấn thân.

Thì người làm khoa học nói riêng, hay người đi học nói chung, khu vực “Đông Á Mạnh Phu” này thường vẫn mang nặng văn hoá thành tích điểm số từ nhỏ cho đến lớn, nhưng lại kém sự Tư duy đột phá và Sáng Tạo. Vì anh sống Trong Khuôn. Cho nên, cái Giỏi của anh – vẫn là Giỏi kiểu anh Thợ, anh làm thuê – nghĩa là, anh sẽ chỉ thuộc dạng Tròn Vai, đi theo con đường người khác đã tiên phong, khai phá.

Để ý thì thấy, văn hoá nghiên cứu ở những quốc gia này, dù ở TK21 – vẫn mang nặng tính Tầm chương trích cú, học đỗ đạt lấy Danh Phận, như thời a Khổng dạy dân phong kiến nghìn năm xưa.

Tôi từng quan sát 1 vài GS, có fame trong 1 số lĩnh vực, ở các quốc gia này (mà cụ thể là Hàn Quốc), sự quan tâm của họ chủ yếu là: Công bố thật nhiều bài Journal ở các tạp chí có Impact factor…để đảm bảo vị trí

READ:  Tổng hợp lời mở đầu Tiểu luận Quản trị nguồn nhân lực

Tất nhiên, cái tôi nói ở đây, ko phải là Chỉ có anh Đông Á mới như vậy, trong giới khoa học khốc liệt ngày nay. Nhưng anh Đông Á như vậy phần lớn là do ảnh hưởng văn hoá Nô Lệ, aka Nho Khổng, văn hoá Háo Danh…lâu qá.

Cho nên, có làm khoa học cũng chi dừng lại ở chỗ Ăn Theo, Làm Tốt. Anh không nghĩ được cái gì xa hơn.

Có anh Nhật, đã Diệt Nho từ Tk20, mang Tây học đến triệt để, cho gái lai gen tây, anh đã Xưng Bá võ lâm (và sau đó anh Coi Khinh cả Đông Á mọi rợ, đặc biệt là Tàu và Việt – dù rất cay, nhưng sự thật vẫn phải nêu ra). Giờ a lại tìm về Phương Đông, để đông tây y kết hợp.

Nô Lệ, thì mơ gì cao sang hơn được

P/S: 1 sự khác biệt nho nhỏ, của anh Đông Á. Tư duy rất Phàm – theo nghĩa, làm bất cứ cái gì cũng nghĩ đến lợi ích: Làm cái này để được gì, có lợi gì? (Xem ngay cả các comment trong các bài viết của tôi và tư duy của họ là ra)

Nhưng đôi khi, trong khoa học và nghê thuật – làm cái này, viết ra cái này, chỉ là đẻ Khai Phong, khai Phá cá nhân, khai Phá tri thức — đơn giản là Tôi Thích. Chứ chưa cần nghĩ đến lợi gì cả hay mục đích Phàm Phu j cả. Mà các giải Nobel, thì thường là như vậy