Tổng hợp lời mở đầu kỷ yếu nghiên cứu khoa học

Thông thường các báo cáo khoa học do các tác giả viết, nhưng phần lời mở đầu của cuốn kỷ yếu là do ban tổ chức viết, nội dung của lời mở đầu kỷ yếu phải bao quát được hết nội dung, ngoài ra còn định hướng phát triển cũng như cảm ơn những đóng góp của các tác giả…

Nhằm thuận tiền để các bạn tham khảo dưới đây chúng tôi sưu tầm một số mẫu lời mở đầu kỷ yếu nghiên cứu khoa học để các bạn tham khảo, dựa trên đó để hình dung cấu trúc một mẫu lời mở đầu hay.

Hình ảnh có liên quan

Mẫu 1. Tổng kết công tác nghiên cứu khoa học

Trong bối cảnh khi thế giới đang trở nên “phẳng” hơn, vai trò giáo dục và chất lượng đào tạo của các trường đại học trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với hai nhiệm vụ cơ bản – chiến lược là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Với chức năng đào tạo, trường đại học là nơi cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực có kỹ năng cao, có văn hóa; với chức năng nghiên cứu, trường đại học là trung tâm sáng tạo ra tri thức mới và chuyển giao công nghệ cho nền kinh tế. Trong đó, hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là một trong những biện pháp quan trọng và cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng khắt khe của xã hội.

Nhận thức được điều đó, trong chiến lược phát triển của mình, trường (ĐH-Ten) đã chỉ rõ tầm quan trọng của hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học mà mỗi cán bộ giảng viên cần quán triệt và thực hiện để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, khẳng định vị thế của nhà trường trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Những năm gần đây, hoạt động nghiên cứu khoa học tại trường (ĐH-Ten) được cán bộ giảng viên quan tâm hơn và tích cực tham gia, không chỉ ở cấp Trường mà đã có những đề tài liên kết hợp tác nghiên cứu với các Viện, các Bộ, các Tỉnh và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.

Song song với hoạt động nghiên cứu, số lượng các bài báo đăng tải trên Tạp chí, tham gia các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế tăng đáng kể. Nhiều giải thưởng, sản phẩm nghiên cứu khoa học đã góp một phần không nhỏ giúp (ĐH-Ten) ngày càng được xã hội quan tâm.

Chào mừng kỷ niệm 25 năm thành lập trường (ĐH-Ten) (1994 – 2019), Nhà trường tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động Nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên giai đoạn 2015 – 2019. Hội nghị lần này là dịp công bố kết quả đề tài các cấp; tôn vinh, đánh giá thành tựu đạt được trong 5 năm qua và đề ra phương hướng hoạt động nghiên cứu khoa học những năm tới.

Cuốn Kỷ yếu của Hội nghị tổng kết hoạt động Nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên giai đoạn 2015 – 2019 gồm có… bài viết, báo cáo tóm tắt các đề tài đã nghiệm thu trong năm học 2018 – 2019, các bài viết về các vấn đề đang được cán bộ giảng viên nghiên cứu.

Dù số lượng và chất lượng các bài viết còn những hạn chế nhất định, song cuốn Kỷ yếu là sản phẩm ghi nhận những nỗ lực – đóng góp của cán bộ giảng viên trường (ĐH-Ten). Mong rằng đây là động lực để cán bộ giảng viên trong trường phát huy tối đa năng lực nghiên cứu khoa học trong thời gian tới.

Xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình và tâm huyết của các tác giả, nhóm tác giả!

Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2019

Ban biên tập


Mẫu 2. Kỷ yếu hội thảo bài học kinh nghiệm các dự án kết hợp bảo tồn với phát triển

Các Dự án Kết hợp Bảo tồn với Phát triển (BTPT) có mục tiêu bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam đồng thời cải thiện đời sống kinh tế của ng!ời dân sống trong các khu bảo tồn. Bằng việc cung cấp các ph!ơng thức khai thác tài nguyên thích hợp cho ng!ời dân sống bên trong và xung quanh các khu bảo tồn (ví dụ, nông lâm kết hợp hoặc du lịch sinh thái), dự án sẽ có cơ hội tốt hơn nhằm bảo vệ các loài động thực vật sinh sống trong các hệ sinh thái dễ bị phá vỡ. Đây chính là luận điểm đằng sau các dự án BTPT.

Do một số dự án BTPT ở Việt Nam đ b!ớc sang năm thứ hai của quá trình thực hiện, điều quan trọng là ng!ời làm dự án gặp gỡ thảo luận những bài học kinh nghiệm cũng nh! các thách thức và thành công từ các hoạt động hiện tr!ờng. Hội thảo những bài học kinh nghiệm qua các dự án BTPT tổ chức trong các ngày 12-13 tháng 6 năm 2000 là cơ hội đầu tiên để ng!ời làm dự án gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm. Bắt đầu một cuộc đối thoại giữa những ng!ời làm dự án BTPT tuy là một mục tiêu đơn giản song lại rất quan trọng của hội thảo này. Chúng tôi hy vọng các đại biểu sẽ tiếp tục cuộc đối thoại được khởi đầu tại hội thảo này.

Với 78 đại biểu đại diện cho các cơ quan chính phủ và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực kết hợp bảo tồn với phát triển, hội thảo đ qui tụ đ!ợc nhiều đại biểu tài năng và có kinh nghiệm quan tâm đến bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đáp ứng các nhu cầu cơ bản của ng!ời dân địa ph!ơng. Các nhà nghiên cứu, các nhà tài trợ quốc tế, các chuyên viên chính phủ, cán bộ quản lý dự án, cán bộ công nhân viên các khu bảo tồn là một phần trong số các đại biểu có mặt tại hội thảo. Sự đóng góp của các đại biểu giúp cho việc đ!a ra các đề xuất nhằm tăng c!ờng hiệu quả cho các hoạt động dự án BTPT tại Việt Nam.

Kỷ yếu hội thảo này nhằm thâu tóm tính năng động của hội thảo và thể hiện tổng quan về hội nghị. Tất cả các báo cáo trình bày tại hội thảo đều đ!ợc ghi trong kỷ yếu cùng với danh mục khách mời. Chúng tôi khuyến khích quí vị liên hệ với các đại biểu dự hội thảo để chia sẻ các thông tin, coi đó là ph!ơng tiện hỗ trợ cho quá trình học hỏi kinh nghiệm về dự án BTPT. Mỗi dự án đều có thể chia sẻ, học hỏi từ dự án khác. Những ng!ời làm dự án BTPT ở Việt Nam chính là nguồn lực tốt nhất giúp tháo gỡ nhiều vấn đề đang đặt ra chung cho mọi ng!ời.

Hội thảo do UNDP và Cục Kiểm lâm phối hợp tổ chức. Tuy nhiên, hội thảo sẽ không thể tiến hành đ!ợc nếu thiếu sự hỗ trợ của một số tổ chức khác. Dự án PARC do GEF/UNDP tài trợ đ cung cấp kinh phí thuê địa điểm hội thảo và chuyên gia quốc tế. Tổ chức SNV hỗ trợ một phần kinh phí và giúp biên soạn tài liệu này. Ngoài ra, một số tổ chức nh! IUCN, WWF, Ngân hàng Thế giới cũng đóng góp một phần kinh phí mà thiếu nó hội thảo sẽ không thể tiến hành.


Mẫu 3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC, LẦN THỨ III MÔN SINH HỌC

Thế kỷ XXI là thế kỷ của sinh học. Chưa bao giờ Sinh học lại phát triển mạnh mẽ như những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI này. Các số liệu thống kê cho thấy cứ vài năm, kiến thức về sinh học lại tăng gấp đôi.

Vậy làm thế nào để học sinh có thể nắm bắt được những kiến thức rất mới và rất khó của sinh học ngày nay ? Đặc biệt là những nội dung kiến thức dành cho học sinh các trường Chuyên.

Để góp phần vào việc giải quyết những khó khăn trên, các trường Chuyên cũng đã tổ chức các cuộc hội thảo và đã đạt được những kết quả nhất định. Trong việc dạy chuyên và học chuyên thì tài liệu cũng góp phần quan trọng. Để giúp cho thầy và trò các trường Chuyên có được một số tài liệu tham khảo hữu ích trong việc bồi dưỡng, rèn luyện năng khiếu cho học sinh giỏi, học sinh có tài liệu để tự nâng cao kiến thức, thực hành luyện tập, hội các trường Chuyên khu vực đồng bằng duyên hải Bắc Bộ đã ra mắt cuốn kỷ yếu hội thảo của các trường Chuyên khu vực đồng bằng duyên hải Bắc

Bộ năm 2010 với ba chuyên đề chính là: Di truyền, Tiến hóa và Sinh lý động vật. Các chuyên đề này do các thầy cô giáo của các trường Chuyên tham gia soạn thảo; đó là: Trường THPT chuyên Bắc Ninh, Trường THPT chuyên Biên Hoà (Hà Nam), Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), Trường chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Trường THPT chuyên Hưng Yên, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Thái Bình), Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy (Ninh Bình), Trường THPT chuyên Quảng Ninh, và Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc. Hy vọng rằng cuốn kỷ yếu này sẽ phần nào giúp cho những học sinh yêu thích môn sinh học các trường chuyên học tập có hiệu quả cao, không chỉ khi lĩnh hội kiến thức mới mà còn ôn tập củng cố kiến thức, lúc tự học, tự đào sâu kiến thức, có thể giải đáp được một số hiện tượng thường gặp trong thực tế cuộc sống và một số câu hỏi trong các bài thi quốc gia và quốc tế. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn.

READ:  Lý lịch trích ngang là gì?

Xin trân trọng cảm ơn!


Mẫu 4. Hội thảo khoa học chủ đề: “Cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo ngành Việt Nam học  tại trường Cao đẳng Sơn La

Như chúng ta đã biết: Trong bài thơ VIỆT NAM, nhà thơ Lê Anh Xuân đã tự hào khi nói về đất nước và con người Việt Nam rằng: “Có nơi đâu đẹp tuyệt vời, Như sông như núi như người Việt Nam”. Và dười góc độ là một khoa học, chúng ta cũng biết: Việt Nam học là khoa học liên ngành nghiên cứu về đất nước, con người Việt Nam dựa trên những yếu tố của từng chuyên ngành như: địa lý, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, kinh tế, xã hội…hay theo tính liên ngành của khu vực học.

Nghiên cứu Việt Nam học để hiểu đúng hơn về quê hương đất nước Việt Nam, từ đó giúp mọi người dân Việt Nam thêm tình yêu với quê hương đất nước mình. Những tri thức nghiên cứu, phát hiện ra nhằm cung cấp cho đồng bào, bạn bè quốc tế thêm hiểu và thêm yêu đất nước, con người và tôn trọng lịch sử Việt Nam. Mà trước hết là giúp cho việc hoạch định đường lối chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục của các cấp, các ngành, các địa phương cho phù hợp và đáp ứng yêu cầu hội nhập.

Việc đào tạo Việt Nam học ở trường Cao đẳng Sơn La trước hết nhằm đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có hiểu biết sâu sắc về thiên nhiên, lịch sử ra đời và phát triển của các dân tộc Sơn La với nhiều truyền thống yêu nước, đấu tranh bảo vệ và xây dựng quê hương với nhiều nét văn hóa mang đặc trưng của một tỉnh miền núi đã và đang phát triển. Đồng thời lớp sinh viên Việt Nam học do nhà trường đào tạo còn được rèn kĩ năng tuyên truyền, quảng bá, hướng dẫn khách du lịch thêm hiểu về Sơn La nói riêng, các tỉnh thành trong cả nước nói chung.

Chương trình đào tạo đã xác định rõ: Việt Nam học cũng như các chuyên ngành khác có nhiệm vụ đào tạo một thế hệ có năng lực nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định, đó là thế hệ “vừa hồng vừa chuyên” đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Việc tổ chức các Hội thảo khoa học mang tính chuyên đề “Cơ hội và thách thức đối với công tác đào tạo ngành Việt Nam học tại trường Cao đẳng Sơn La’’ không ngoài việc thực hiện nhiệm vụ đã nêu trên.

Ban biên tập tập hợp các quan điểm của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Việt Nam học, các ý kiến tham luận của cán bộ các cơ sở sẽ sử dụng nguồn nhan lực chuyên ngành Việt Nam học do nhà trường đào tạo, ý kiến của giảng viên chuyên ngành Việt nam học thành cuốn Kỉ yếu hội thảo khoa học nhằm góp một tiếng nói cho việc xác định cơ hội, thách thức trong chương trình đào tạo cán bộ du lịch tại trường Cao đẳng Sơn La.

Ban biên tập cảm ơn sự phối hợp và những ý kiến đóng góp quí báu của quí vị đại biểu đại diện khoa Việt Nam học trường ĐHSP Hà Nội; trường Cao đẳng Công kỹ nghệ Đông Á Quảng Nam; khoa Việt Nam học, Đại học Sài Gòn; Tổng cục du lịch Việt nam; Dự án Khu du lịch Mộc Châu và giảng viên khoa LĐXH, khoa VHDL góp phần tạo nên thành công của Hội thảo.

Mong tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của quí vị và các bạn.


Mẫu 5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Bác Hồ với giáo dục Thành phố Huế, ngày 26 tháng 8 năm 2019

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do, hạnh phúc của nhân dân ta; cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX; cho cuộc đấu tranh vì hòa bình, dân chủ, công bằng xã hội trên thế giới; cho sự củng cố và phát triển tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc. Cuộc đời của Người, như đánh giá cao của Đảng ta, là “một cuộc đời oanh liệt, đầy gian khổ, hy sinh, vô cùng cao thượng và phong phú, vô cùng trong sáng và đẹp đẽ”. Bởi vậy, trước lúc đi xa Người không chỉ để lại cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân một nhân cách lớn, một tư tưởng lớn, một sự nghiệp lớn mà Người còn để lại bản Di chúc lịch sử. Mặc dù Người viết rằng: “Để lại mấy lời” và “chỉ nói tóm tắt vài việc thôi” nhưng Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Nhân kỷ niệm 50 thực hiện bản Di chúc thiêng liêng, bất hủ của Người; đồng thời tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Đại học Huế tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bác Hồ với giáo dục” trong bối cảnh ngành giáo dục và xã hội đang thực hiện Luật giáo dục và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đại học. Hội thảo nhằm ôn lại sự nghiệp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta; là nơi gặp gỡ, trao đổi học thuật của cán bộ, giảng viên, học viên, sinh viên các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế với các nhà khoa học ở Huế, Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Bình; đồng thời là diễn đàn để các nhà khoa học công bố những kết quả nghiên cứu có giá trị của mình báo công lên Bác.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được 49 bài báo khoa học và tham luận của cán bộ, giảng viên, các nhà quản lý, lãnh đạo cấp ủy Đảng, các tổ chức đoàn thể, của nghiên cứu sinh, sinh viên các trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế và của các nhà khoa học ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Bình. Với tinh thần trách nhiệm cao, Ban Tổ chức đã tiến hành phân công biên tập nghiêm túc, tuyển chọn những bài thực sự có giá trị khoa học, có những nhận thức và đóng góp mới về tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng và việc vận Kỷ yếu Hội thảo Hội thảo “Bác Hồ với giáo dục” dụng trong thực tiễn giảng dạy, nghiên cứu khoa học; việc thực hiện Di chúc của Người
và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị tại Đảng bộ Đại học Huế để in Kỷ yếu hội thảogồm 36 bài.

Do khuôn khổ hạn chế, chúng tôi đã không thể đưa vào Kỷ yếu của Hội thảo báo cáo của 13 tác giả khác. Nhân đây, Ban Tổ chức xin cảm ơn sự quan tâm, cộng tác của các tác giả.

Để giúp Hội thảo có cái nhìn tổng quan về nội dung các báo cáo khoa học, chúng tôi chia thành 3 chủ đề và xin điểm qua nội dung chính của từng chủ đề:


Mẫu 6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Đứng trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 – cuộc cách mạng mà côngnghệ thông tin đóng vai trò trung tâm, giáo dục đại học đòi hỏi phải có nhữngthay đổi căn bản về tư duy đào tạo, cách thức trao đổi và truyền thụ kiến thức. Đólà lý do Hội thảo “Đào tạo trực tuyến trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”được tổ chức nhằm tiếp thu rộng rãi ý kiến từ các nhà khoa học – quản lý – cán bộgiảng dạy – người học – xã hội cho tương lai ứng dụng công nghệ mới vào đào tạođại học ở Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhóm biênsoạn Kỷ yếu Hội thảo vui mừng và trân trọng cảm ơn các tác giả đã hưởng ứngnhiệt tình và gửi bài tham luận cho hội thảo. Số lượng bài viết gửi về khá lớn,chung tôi nhận thấy có 4 nhóm chủ đề chính yếu: Xu hướng đào tạo trực tuyếntrong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0; Nâng cao chất lượng dạy và học đào tạotrực tuyến; Mô hình và phương thức đào tạo trực tuyến; Đào tạo trực tuyến – kinhnghiệm và giải pháp.

1. Chủ đề 1: Xu hướng đào tạo trực tuyến trong thời kì cách mạngcông nghiệp 4.0

Ở chủ đề này, các bài viết đặt ra bối cảnh của đào tạo trực tuyến trong cuộccách mạng công nghiệp 4.0, để làm rõ lợi ích cũng như đánh giá thách thức màđào tạo trực tuyến phải đối mặt. Tựu chung lại, các bài viết đều đi đến thống nhấtcác quan điểm sau:

– Xu hướng đào tạo E-Learning là một xu hướng tất yếu trong giáo dục, và vaitrò của ứng dụng công nghệ thông tin làm thay đổi các phương thức đào tạo theohướng tích cực là không thể chối cãi. Bởi sự bùng nổ của cách mạng 4.0 sẽ kéo theonhững yêu cầu mới về năng lực nhân sự, không chỉ với các công nhân ở trình độ thấpmà còn với cả những người có bằng cấp. Từ đó, đòi hỏi các trường đại học phải thayđổi chương trình đào tạo đem lại cho người học những kỹ năng, kiến thức cơ bản lẫntư duy sáng tạo. Học tập để cạnh tranh chứ không phải để lấy bằng. Mục tiêu củagiáo dục đại học phải là tạo ra lực lượng lao động có kiến thức, có kĩ năng thích ứngcao với sự biến đổi nhanh của nền kinh tế tri thức thế kỉ 21.

READ:  Tổng hợp lời mở đầu Tiểu luận Quản trị nguồn nhân lực

– Kỷ nguyên của bảng phấn đen trắng trong các lớp học cố định cũng sẽ dầnphải thay đổi nhường chỗ cho các không gian học tập mới phù hợp hơn, tạo ra những cơ hội học tập ở bên ngoài lớp học hay trong các không gian ảo, giúp “cánhân hóa” việc học của sinh viên. Sinh viên có thể học tập ở bất kỳ thời gian nàoở những phương tiện điện tử sẵn có.

– Đa dạng các lợi ích của đào tạo trực tuyến đối với người học, người dạy vàđối với mục tiêu “xã hội hóa” học tập.

2. Chủ đề 2: Mô hình và phương thức đào tạo trực tuyến

Chủ đề này, các bài tham luận đưa ra việc ứng dụng các mô hình đào tạotrực tuyến trên thế giới trong đó phải kể đến các nền giáo dục hiện đại như: Mỹ,Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc,… và nhu cầu thiết yếu phải ứng dụng trong giáodục Việt Nam. Các mô hình phổ biến của đào tạo trực tuyến được phân tích baogồm: Blended Learning, Social and Collaborative Learning, Gamification, MicroLearning,… Qua đó, các bài tham luận đưa ra những khuyến nghị để phát triển ELearning như sau:

– E-Learning là cần thiết cho mục tiêu xã hội hóa học tập. Có E-Learning,mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động,…)đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc bất cứ thứ gì, bất kì thời gian vàkhông gian, học tập suốt đời. Viêc x̣ ãhôi ḥ óa giáo duc, đưa gi ̣ áo duc đ̣ ến tân nh ̣ à,tân văn ph ̣ òng làm viêc, hay trong phân xư ̣ ởng sản xuất, hoăc trên c ̣ ác phươngtiên công công, th ̣ âm ch ̣ ítrong các khu vui chơi giải trí là hết sức cần thiết.

Không phải chỉ có đối tương sinh viên t ̣ ừ xa, sinh viên tai ch ̣ ức, mà cả sinh viênchính quy. Do vậy, bên canh h ̣ ê ̣đào tao t ̣ ừ xa, Bô ̣Giáo duc ̣ và Đào tao c ̣ ần bổsung thêm chính sách cho phép các trường đai ḥ oc, cao đ ̣ ẳng đươc ph ̣ ép đưa môt ̣số lương môn h ̣ oc l ̣ ớn vào giảng day theo phương th ̣ ức E-Learning, kết hơp ̣phương thức truyền thống cho sinh viên, cao hoc viên ch ̣ ính quy. Đó sẽlà điều tấtyếu của chính sách hôi nh ̣ âp qu ̣ ốc tế trong kỷ nguyên giáo duc s ̣ ố 4.0, giáo duc hiên đ̣ ai, gi ̣ áo duc ḍ ưa ṿ ào công nghê ̣thông tin.

– Về phía các trường đại học, cần chuẩn bị cơ sở vật chất, nhân lực cho việcthực hiện E-Learning 4.0.

– Về phía người dạy và người học: tư duy sáng tạo, chủ động và nắm bắtcông nghệ để tận dụng tối đa các nguồn tài liệu mở và công khai trên Internet.

3. Chủ đề 3: Nâng cao chất lượng dạy và học đào tạo trực tuyến

Ở chủ đề này, các bài tham luận tập trung bàn luận các vấn đề như sau:

– Sự chuyển dịch vai trò giữa người dạy và người học trong đào tạo trựctuyến: Lúc này, người học là trung tâm, các giảng viên chỉ đóng vai trò là ngườihướng dẫn và định hướng nghiên cứu cho sinh viên.

– Các giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học “nặng về lýthuyết” như lý luận chính trị, kế toán kiểm toán, hoạt động nghiên cứu khoahọc,… bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động đánh giákiểm tra, các trò chơi khoa học, làm việc nhóm qua mạng,….

– Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo kỹ năng cần thiết (kĩ năng2020) cho sinh viên trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0 đó là: kỹ năng giảiquyết vấn đề, tư duy phản biện, sáng tạo, quản trị nhân sự, kỹ năng phối hợp vớimọi người, thông minh cảm xúc, kỹ năng phán đoán và ra quyết định, định hướngdịch vụ, kỹ năng đàm phán và khả năng nhận thức linh hoạt.

4. Chủ đề 4: Đào tạo trực tuyến – Kinh nghiệm và giải pháp

Trong chủ đề này, các tác giả tập trung phân tích thực trạng của đào tạo trựctuyến tại một số cơ sở giáo dục Việt Nam như: Viện Đại học Mở TP. Hồ ChíMinh, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học TháiNguyên,… qua đó làm rõ những thuận lợi và khó khăn của đào tạo trực tuyến.

– Thuận lợi: thời gian, địa điểm học linh hoạt, giảm chi phí đào tạo, khảnăng kết nối rộng, phương thức học tập linh hoạt, cá nhân hóa việc học.

– Khó khăn: quy định pháp lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn khá khắt khevới các chương trình đào tạo theo phương thức E-Learning, thiếu đội ngũ quản lýcó chuyên môn về đào tạo trực tuyến, rào cản từ chính ý thức của sinh viên, ràocản từ nhận thức tiêu cực của xã hội, chất lượng đầu vào còn hạn chế,…

Một số giải pháp được đưa ra cho sự phát triển của đào tạo từ xa:

– Chính phủ cần có chính sách và giải pháp liên bộ, ngành để giúp đào tạotừ xa đạt được vai trò và vị trí trong hệ thống giáo dục quốc dân như: xây dựng vàthực hiện chính sách tuyển dụng, đề bạt công khai, công bằng trên cơ sở đánh giánăng lực thực tế của nguồn nhân lực, không để tồn đọng tình trạng phân biệt bằngcấp giữa hình thức đào tạo từ xa hay không.

– Các cơ sở đào tạo từ xa cần chú trọng vào việc xây dựng kế hoạch tổ chứcđào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đào tạo từ xa; đa dạng,nâng cao trình độ, kỹ năng biên soạn nội dung, chương trình, phương pháp tổchức học tập đối với đào tạo từ xa, cần nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giảngviên ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin vào giảng dạy.

Kết luận: Xuyên suốt bốn chủ đề trong các bài tham luận của hơn 50 tácgiả, hầu hết các góc nhìn và quan điểm đều hội tụ ở việc đào tạo trực tuyến đã trởthành xu thế tất yếu trong giáo dục và đang ngày phát triển sâu rộng, đòi hỏi cáctrường đại học Việt Nam cần phải có bước trở mình thay đổi phương thức đào tạokhông chỉ ở các hệ đào tạo từ xa mà phải đẩy mạnh áp dụng cho cả hệ thống. Vấn tạo sao cho phù hợp và hiệu quả: tỉ lệ đưa các học phần online vào như thếnào để đúng với khung hành lang pháp lý trong các quy định đào tạo mà vẫnmang lại hiệu quả học tập tối ưu cho sinh viên. Bên cạnh đó, qua hội thảo cùngvới sự tham luận của các diễn giả, tôi cho rằng xã hội cần có nhận thức đúng đắnhơn về đào tạo từ xa, về E-Learning. Chúng ta đang đứng trước thách thức khanhiếm lực lượng lao động chất lượng cao có trình độ và phải có kỹ năng, bằng cấpkhông thể là thước đo đánh giá năng lực, chính quy hay phi chính quy, quan trọnglà ở cách thức đào tạo và chất lượng đầu ra của sinh viên. Với Đại học Kinh tếQuốc dân, Blended-Learning hay tới đây là E-Learning sẽ được áp dụng mạnh mẽhơn để khẳng định và duy trì vị trí tiên phong trong đào tạo của một trường đạihọc trọng điểm có bề dày truyền thống trên 60 năm với mục tiêu cải thiện thứhạng cao trong xếp hạng các trường đại học trên thế giới.

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017

Ban biên tập Kỷ yếu


Mẫu 6. Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh viên

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sinh viên trên con đường khám phá tri thức của nhân loại. Dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ – Ban Chủ nhiệm khoa, thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên chi đoàn nhiệm kỳ 2014 – 2017, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Luật trong năm học vừa qua đã đạt được những kết quả đáng biểu dương, khích lệ.

Năm học 2015 – 2016 cũng là năm học cán bộ công chức, học viên, sinh viên Khoa Luật cùng với các thế hệ sinh viên kế thừa những truyền thống tốt đẹp mà các thế hệ cha anh đã gây dựng nên, tuổi trẻ Liên chi đoàn khoa Luật hôm nay đang ra sức rèn đức, luyện tài trên nhiều mặt trận, xung kích trong phong trào tình nguyện, sáng tạo trong phong trào nghiên cứu khoa học. Được sự hướng dẫn của Nhà trường, Đảng ủy, BCN Khoa Liên chi đoàn khoa Luật tổ chức Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2015 – 2016 nhằm tổng kết đánh giá phong trào sinh viên NCKH trong năm học vừa qua. Tập kỷ yếu này là tập hợp có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Luật trong năm học 2015 – 2016.

Do thời gian chuẩn bị không nhiều, kinh nghiệm viết bài của sinh viên còn khiêm tốn do đó công việc biên tập chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và bạn đọc để những lần biên tập sau được tốt hơn.

Trân trọng giới thiệu tập kỷ yếu này cùng quý thầy, cô và bạn đọc!

 

BAN BIÊN TẬP