10 Bài thơ đường hay nhất mọi thời đại

Thơ Đường là một kho tàng đồ sộ, số lượng bài thơ có thể thống kê được lên tới 50 nghìn bài, thơ Đường đã có cách đây từ khoảng 5000 năm, nó đã ăn sâu vào mỗi con người chúng ta. Bởi thơ nó là thành tố hình thành nên nền văn hóa Trung Hoa và phần nào đó ảnh hưởng đến con người nước Việt chúng ta.

Sau đây là kết quả bầu chọn 10 bài thơ có điểm bầu cao nhất:

  1. Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu
  2. Tĩnh dạ tứ – Lý Bạch
  3. Phong Kiều dạ bạc – Trương Kế
  4. Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng – Lý Bạch
  5. Đề đô thành nam trang – Thôi Hộ
  6. Mao ốc vị thu phong sở phá ca – Đỗ Phủ
  7. Vọng Lư sơn bộc bố – Lý Bạch
  8. Thu hứng kỳ 1 – Đỗ Phủ
  9. Lương Châu từ kỳ 1 – Vương Hàn
  10. Hiệp khách hành -Lý Bạch
[toc]

Hoàng Hạc lâu

Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Dịch nghĩa

Người xưa đã cưỡi hạc vàng bay đi,
Nơi đây chỉ còn lại lầu Hoàng Hạc.
Hạc vàng một khi bay đi đã không trở lại,
Mây trắng ngàn năm vẫn phiêu diêu trên không.
Mặt sông lúc trời tạnh, phản chiếu cây cối Hán Dương rõ mồn một,
Cỏ thơm trên bãi Anh Vũ mơn mởn xanh tươi.
Trời về chiều tối, tự hỏi quê nhà nơi đâu?
Trên sông khói toả, sóng gợn, khiến người sinh buồn!

Lầu Hoàng Hạc ở phía tây nam thành Vũ Xương.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 10 giai đoạn từ 2007 (đọc thêm).

Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh)

Sàng tiền minh nguyệt quang,
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Đê đầu tư cố hương.

Dịch nghĩa

Đầu tường trăng sáng soi,
Ngỡ là sương trên mặt đất.
Ngẩng đầu nhìn vầng trăng sáng,
Cúi đầu lại thấy nhớ quê nhà.

Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ năm 25 tuổi, ông đã xa quê và xa mãi. Bởi vậy, cứ mỗi lần thấy trăng là nhà thơ lại nhớ tới quê nhà.

Phong Kiều dạ bạc (Nửa đêm đậu bến Phong Kiều)

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hoả đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn San tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.

Dịch nghĩa

Trăng lặn, quạ kêu, sương phủ đầy trời.
Hàng phong bên sông, ngọn đèn thuyền chài ở trước người đang ngủ buồn.
Ngoài thành Cô Tô là chùa Hàn San,
Tiếng chuông lúc nửa đêm vẳng đến thuyền khách.

(Năm 756)

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng (Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng)

Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu.
Cô phàm viễn ảnh bích không tận,
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.

Dịch nghĩa

Bạn cũ từ biệt tại lầu Hoàng Hạc đi về phía tây,
Tháng ba hoa khói, xuống Dương Châu.
Bóng chiếc buồm đơn màu xanh mất hút,
Chỉ thấy Trường Giang vẫn chảy bên trời.

(Năm 726)

Hoàng Hạc lâu ở tây nam huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc. Quảng Lăng nay thuộc huyện Giang Đô, tỉnh Giang Tô.

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 10 giai đoạn từ 2007.

Đề đô thành nam trang (Thơ đề ở ấp phía nam đô thành)

Đề đô thành nam trang
Khứ niên kim nhật thử môn trung,
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng.
Nhân diện bất tri hà xứ khứ,
Đào hoa y cựu tiếu xuân phong.

Dịch nghĩa

Năm trước ngày này ngay cửa này,
Mặt người, hoa đào ánh hồng lẫn nhau.
Mặt người chẳng biết đã đi đâu,
Vẫn hoa đào năm ngoái đang cười giỡn với gió xuân.

Theo Tình sử của Phùng Mộng Long, Thôi Hộ nhân tiết thanh minh một mình đi chơi về phía nam đô thành, thấy một ấp trại chung quanh đầy hoa đào. Thôi Hộ gõ cửa xin nước uống, một người con gái mở cổng, hỏi tên họ rồi bưng nước đến, người con gái sắc đẹp đậm đà, duyên dáng, tình ý, dịu dàng kín đáo. Năm sau, cũng vào tiết thanh minh, Thôi Hộ lại đến tìm người cũ thì cửa đóng then cài, nhân đó mới đề lên cánh cửa bên trái bài thơ này. Người con gái xem thơ, nhớ thương rồi ốm chết. Chợt thôi Hộ đến, nghe tiếng khóc bèn chạy vào ôm thây mà khóc. Người con gái bỗng hồi tỉnh rồi sống lại. Ông bố bèn đem cô gái gả cho Thôi Hộ. Cũng từ điển này, người ta thường ví mặt người con gái đẹp với hoa đào.

Mao ốc vị thu phong sở phá ca (Bài ca nhà tranh bị gió thu phá)

Mao ốc vị thu phong sở phá ca
Bát nguyệt thu cao phong nộ hào,
Quyển ngã ốc thượng tam trùng mao.
Mao phi độ giang sái giang giao.
Cao giả quái quyến trường lâm sao,
Hạ giả phiêu chuyển trầm đường ao.
Nam thôn quần đồng khi ngã lão vô lực,
Nhẫn năng đối diện vi đạo tặc.
Công nhiên bão mao nhập trúc khứ,
Thần tiều khẩu táo hô bất đắc.
Qui lai ỷ trượng tự thán tức.
Nga khoảnh phong định vân mặc sắc,
Thu thiên mạc mạc hướng hôn hắc.
Bố khâm đa niên lãnh tự thiết.
Kiều nhi ác ngoạ đạp lý liệt.
Sàng đầu ốc lậu vô can xứ,
Vũ cước như ma vị đoạn tuyệt.
Tự kinh táng loạn thiểu thuỵ miên,
Trường dạ chiêm thấp hà do triệt.
An đắc quảng hạ thiên vạn gian,
Ðại tí thiên hạ hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động an như san.
Ô hô, hà thời nhãn tiền đột ngột kiến thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ đống tử diệc túc.

READ:  Ân Tình Dạ Khúc

Dịch nghĩa

Tháng tám, trời thu cao, gió giận dữ gào thét,
Cuốn đi ba lớp cỏ tranh trên mái nhà ta.
Cỏ tranh bay qua sông, rải xuống miền đất bên sông.
Cao thì vắt vẻo treo trên ngọn cây rừng;
Thấp thì tả tơi rơi chìm xuống ao nước.
Lũ trẻ xóm nam khinh ta già yếu,
Nhẫn tâm làm giặc cướp ngay trước mặt ta.
Chúng công khai ôm cỏ tranh đi vào trong xóm trúc;
Ta khô môi rát miệng, kêu thét mà không được.
Trở về, chống gậy, thở than.
Một lát sau, gió yên mây đen như mực.
Trời thu bát ngát đen tối lúc chiều tà.
Chiếc chăn vải dùng nhiều năm, lạnh như sắt,
Bị đứa con thơ khó ngủ đạp rách toang.
Ở đầu giường mái nhà dột, không chổ nào khô;
Vết mưa nhiều như gai vẫn còn chưa hết.
Từ khi gặp cơn loạn lạc, mình ít ngủ,
Suốt đêm dài ướt đẫm, biết làm sao hết được!
Mong sao có được ngàn vạn gian nhà lớn,
Để giúp cho các hàn sĩ trong thiên hạ đều được vui vẻ,
Không bị kinh động vì mưa gió, yên ổn như núi non!
Hỡi ôi, biết bao giờ được trông thấy nhà này đứng cao sững trước mắt,
Dù cho riêng nhà ta bị phá vỡ, mình có chịu rét đến chết, cũng thoả lòng!
(Năm 761)

Vọng Lư sơn bộc bố (Xa ngắm thác núi Lư)

Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên,
Dao khan bộc bố quải tiền xuyên.
Phi lưu trực há tam thiên xích,
Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên.

Dịch nghĩa

Mặt trời chiếu xuống núi Hương Lô sinh ra màu khói tía,
Từ xa nhìn thác nước treo như con sông trước mặt.
Bay chảy thẳng xuống từ ba nghìn thước,
Ngỡ là Ngân Hà rơi khỏi chín tầng mây.

(Năm 725)

Thu hứng kỳ 1

Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,
Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng,
Tái thượng phong vân tiếp địa âm.
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ,
Cô chu nhất hệ cố viên tâm.
Hàn y xứ xứ thôi đao xích,
Bạch Đế thành cao cấp mộ châm.

Dịch nghĩa

Móc ngọc tơi bời ở rừng phong,
Khí ở núi Vu và kẽm Vu ảm đạm mịt mờ.
Trên sông, nước và trời cùng trôi chảy,
Ngoài ải, gió và mây liên tiếp mù đất.
Cúc từng chòm nở hai lần dòng lệ xưa,
Thuyền lẻ loi buộc chặt mối tình quê cũ.
Nơi nơi giục giã dao thước may áo rét,
Tiếng chày chiều dồn dập thành cao Bạch Đế.

READ:  Lời bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

(Năm 766)

Bài thơ này được sử dụng trong các chương trình SGK Văn học 10 giai đoạn 1990-2006, SGK Ngữ văn 10 giai đoạn từ 2007.

Lương Châu từ kỳ 1(Lương Châu từ kỳ 1)

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi.
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.

Dịch nghĩa

Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng đàn tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, anh chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về đâu.

Lương Châu nay thuộc tỉnh Cam Túc, giữa Lan Châu và Vũ Uy, trước đây là nơi hàng bao thế kỷ người Hồ và người Hán đánh nhau. Lương Châu từ là một điệu hát cổ của nói về chuyện trận mạc biên ải. Những điệu hát cổ như: Thượng chi hồi, Chiến thành nam, Thương tiến tửu, Quân mã hoàng, Viễn như kỳ, Hoàng tước hành, Lạc mai hoa, v.v… được các thi nhân thời trước lấy làm đầu đề để sáng tác.

Hiệp khách hành

Triệu khách mạn hồ anh,
Ngô câu sương tuyết minh.
Ngân an chiếu bạch mã,
Táp đạp như lưu tinh.
Thập bộ sát nhất nhân,
Thiên lý bất lưu hành.
Sự liễu phất y khứ,
Thâm tàng thân dữ danh.
Nhàn quá Tín Lăng ẩm,
Thoát kiếm tất tiền hoành.
Tương chích đạm Chu Hợi,
Trì thương khuyến Hầu Doanh.
Tam bôi thổ nhiên nặc,
Ngũ nhạc đảo vi khinh.
Nhãn hoa nhĩ nhiệt hậu,
Ý khí tố nghê sinh.
Cứu Triệu huy kim chuỳ,
Hàm Đan tiên chấn kinh.
Thiên thu nhị tráng sĩ,
Huyên hách Đại Lương thành.
Túng tử hiệp cốt hương,
Bất tàm thế thượng anh.
Thuỳ năng thư các hạ,
Bạch thủ Thái huyền kinh.

Dịch nghĩa

Khách nước Triệu đeo giải mũ thô sơ
Thanh Ngô câu sáng như sương tuyết
Yên bạc soi chiếu con ngựa trắng
Lấp loáng như sao bay
(Thanh gươm) mười bước giết một người
Cho nên không đi xa ngàn dặm
Làm xong việc rũ áo ra đi
Ẩn kín thân thế cùng danh tiếng
Lúc nhàn rỗi qua nhà Tín Lăng quân
Cởi kiếm ra để ngang trên gối
Đem chả nướng mời Chu Hợi
Cầm chén rượu mời Hầu Doanh
Uống ba ly chân thành gật đầu
Năm trái núi lớn thật xem là nhẹ
Sau khi mắt hoa, tai nóng bừng
Ý khí như cầu vồng trắng bốc sinh
Vung cây chuỳ cứu nước Triệu
Thành Hàm Đan trước tiên đã chấn kinh
Hai tráng sĩ ngàn năm sau
Thanh danh lẫy lừng thành Đại Lương
Dù cho chết xương cốt hiệp sĩ còn thơm
Không hổ thẹn với anh hùng trên thế gian
Ai là người có thể ngồi viết sách dưới gác
Bạc đầu với cuốn kinh Thái huyền

Nguỵ Vô Kỵ được anh là Nguỵ An Ly vương phong làm Tín Lăng quân. Ở thành Đại Lương, kinh đô của nước Nguỵ, có một ẩn sĩ 70 tuổi tên là Hầu Doanh. Tín Lăng quân rất trọng Hầu Doanh, tôn làm thượng khách. Hầu Doanh tiến cử người đồ tể tên là Chu Hợi, cũng là một ẩn sĩ hiền tài. Năm thứ 20 đời Nguỵ An Ly vương, quân Tần vây thành Hàm Đan của nước Triệu. Vua Nguỵ sai tướng Tấn Bỉ mang quân sang cứu Triệu, nhưng sau sợ uy thế của Tần, do đó không tiến quân. Tín Lăng quân vì bạn là Bình Nguyên quân đang bị vây ở Triệu, hết lời xin vua Nguỵ cho tiến quân, nhưng vua Nguỵ không nghe. Theo kế của Hầu Doanh, Tín Lăng quân nhờ vương phi Như Cơ, lấy trộm được binh phù của vua Nguỵ, đem đi ra lệnh cho Tấn Bỉ tiến quân. Tấn Bỉ nghi ngờ không tuân lệnh. Chu Hợi liền rút cây chuỳ sắt nặng 40 cân, giết chết Tấn Bỉ. Nhờ đó Tín Lăng quân dem quân đánh đuổi được quân Tần, cứu nguy cho thành Hàm Đan và Bình Nguyên quân.