Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Trình bày hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay.

1. Văn bản quy phạm pháp luật:

– Là một loại văn bản pháp luật.

– Văn bản pháp luật được hiểu là một loại văn bản pháp luật.

– Văn bản pháp luật được hiểu là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành được thể hiện dưới hình thức văn bản nhằm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật và có hiệu lực bắt buộc.

2. Hệ thống các quy phạm pháp luật ở nước ta hiện nay:

* Hiến pháp:

– Là một văn bản quy phạm pháp luật cao nhất của nhà nước.

– Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

– Hiến pháp quy định những vấn đề cơ bản của đất nước như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

– Hiến pháp do Quốc hội ban hành hoặc sửa đổi với ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu tán thành.

* Các đạo luật:

– Là các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp.

– Đạo luật và bộ luật đều là những văn bản có giá trị pháp lý cao, chỉ đứng sau Hiến pháp

* Nghị quyết: Nghị quyết là quyết định làm một việc gì đó của một hội nghị.

– Nghị quyết của Quốc hội thường được ban hành để giải quyết các vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng thường mang tính chất cụ thể.

READ:  Khái niệm và đặc điểm chung của hệ thống pháp luật - PLĐC

– Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có giá trị pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành.

– Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước : Theo hiến pháp năm 1992, Chủ tịch nước ban hành Lẹnh để công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh ban hành quyết định để giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của mình như cho nhập quốc tịch Việt Nam,…

– Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ, Quyết định chỉ thị của Thủ tướng Chính Phủ: Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ do tập thể Chính Phủ ban hành theo đa số một nửa thực hiện chức năng nhiệm vụ của Chính phủ nhằm cụ thể hóa Hiến pháp, Luật, – Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

– Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm soát nhân dân tối cao.

– Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị xã hội.

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương có quyền ra các nghi quyết để điều chỉnh các các quan hệ xã hội các lĩnh vực thẩm quyền.

READ:  Phân tích nguồn gốc nhà nước theo quan điểm học thuyết Mac-Lenin?

– Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải phù hợp và không được trái hoặc mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương, nghị quyết của hội đồng nhân dân cấp trên.

– Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là những văn bản do Thủ tướng ban hành để điều hành công việc của Chính phủ thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

– Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ có giá trị pháp lý thấp hơn các băn bản của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ

– Quyết định, Chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: Trong phạm vi thẩm quyền do luật quy định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp ban hành quyết định và chỉ thị văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên.