Bình giảng Văn học là gì? Đây chính là việc giảng giải và bình luận các chi tiết ngôn ngữ nghệ thuật, giá trị tư tưởng chứa trong một phần hay cả một tác phẩm, làm rõ cái hay, cái đẹp của văn chương. Đề văn Bình giảng Văn học thường yêu cầu Bình giảng Văn họcvề một đoạn thơ, đoạn văn nào đó.
Ví dụ:
- Bình giảng đoạn đầu bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
- Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
- Bình giảng đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
Sự giống nhau giữa phân tích và Bình giảng Văn học là gì?: Phân tích và Bình giảng Văn họcđều phải sử dụng các thao tác sau: phân tích, giảng giải – trích dẫn, đánh giá, so sánh đối chiếu, liên tưởng mở rộng.
Sự khác nhau giữa phân tích và Bình giảng Văn học là gì?: Mức độ, sắc thái giữa Bình giảng Văn họcvà phân tích khác nhau. Phân tích tập trung chỉ ra những nét tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật. Bình giảng Văn họcyêu cầu yếu tố bình phải sắc nét và đậm hơn, đòi hỏi người viết phải phân tích, giảng giải sâu hơn về các chi tiết của tác phẩm. Có đề văn chỉ yêu cầu Bình giảng Văn họchai câu thơ hay một đoạn văn ngắn, đối với đề bài này yêu cầu người viết phải mổ xẻ từng chi tiết, từng hình ảnh.
Nhìn chung, giọng văn, chất văn của bài phân tích và giảng giải phải lưu loát, mạch lạc, mượt mà, giàu xúc cảm. Một đoạn thơ, đoạn văn vốn dĩ đã rất đẹp, người bình cần phải diễn giải, bình luận một cách sâu sắc để bóc tách, làm nổi bật được vẻ đẹp đó thì mới tương xứng.
Ví dụ: Bình giảng Văn học về hai câu thơ:“Đau đớn thay phận đàn bà/ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.” (Trích: “Truyện Kiều” – Nguyễn Du). Đối với đề bài này, người viết cần đi sâu phân tích những bất công, tủi nhục mà người phụ nữ phải chịu thông qua tiếng khóc của nàng Kiều. Ngoài ra, cần chỉ rõ những yếu tố nghệ thuật để thấy được sự tài tình của tác giả. Qua đó, thấy được cái hay cái đẹp, bình luận về những cái hay, cái đẹp (hay những cái chưa được) của đoạn thơ.
Trong văn bình giảng, yếu tố bình phải được chú trọng. Tuy nhiên phần lớn các bài văn mẫu hiện nay, đều chỉ đi sâu vào phân tích và quên mất bình luận. Vì vậy, khi tham khảo các bài văn mẫu các bạn cần chú ý vấn đề này.
- Bài văn bình giảng bài thơ Thương vợ của Tú Xương
- Bài văn bình luận câu tục ngữ Có chí thì nên
- Bình giảng 20 dòng đầu của bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu
- Bình giảng bài thơ Tiếng Thu của Lưu Trọng Lư
- Bình giảng bài thơ Tống biệt hành của Thâm Tâm
- Bình giảng bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương
- Bình giảng bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Bình giảng tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
- Bình giảng văn học là gì ?
- Bình giảng đoạn thơ trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm
- Bình giảng đoạn đầu bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm
- Nghệ thuật của cách xưng hô Mình Ta trong Việt Bắc
- Phân tích Vẻ đẹp của con người việt nam qua ca dao dân ca
- Phân tích vẻ đẹp trữ tình của hình tượng dòng sông qua tác phẩm “Người lái đò sông đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Tìm hiểu Văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
- Tìm hiểu: Ca dao là gì?
- Trình bày luận điểm về Những chuyến tham quan giúp ta tăng cường sức khỏe
- Trình bày nét chính về nhân vật người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa
- Trình bày Ý nghĩa nhan đề và tình huống truyện trong Vợ nhặt
- Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi
- Vẻ đẹp của sông Hương qua Ai đã đặt tên cho dòng sông
Nguồn: Định Nghĩa