Bộ câu hỏi kèm đáp án tuổi thơ khám pha

Cuộc giao lưu Tuổi thơ khán phá giúp cho học sinh là một sân chơi bổ ích, lí thú cho học sinh nhằm mở rộng kiến thức, hiểu biết về ” Truyền thống anh dũng đánh giặc, tinh thần đoàn kết, hy sinh vì độc lập dân tộc; qua đó giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý chí độc lập tự cường, lòng tự hào dân tộc cho các em học sinh;

Cuộc giao lưu Tuổi thơ khán phá giúp cho học sinh mở rộng hiểu biết, rèn luyện kĩ năng, phát triển các năng lực, phẩm chất các môn học và các hoạt động giáo dục mà học sinh đã được học được biết qua tự học, qua trải nghiệm, khám phá, qua đọc sách báo ở thư viện;

Cuộc thi tổ chức chặt chẽ, đúng kế hoạch, thiết thực, tiết kiệm, thu hút đông đảo sao nhi đồng và đội viên tham gia.

1 @ Bộ câu hỏi khối 5 khám pha tuổi thơ

Câu 1: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày… tháng …năm nào?

A. 5-6-1911         B. 5-6 -1921                   C.6-5 -1911    D. 6-5- 191

Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày …tháng… năm nào?

A. 3-2-1930            B.2-3-1945                   C .2-3-1930      D. 3-2-1945

Câu 3: Chiến dịch Điện Biên Phủ  diễn ra trong bao nhiêu ngày?

A. 54 Ngày    B.  55 ngày                   C. 56  ngày         D. 57 ngày

Câu  4: Chất dẻo làm ra từ gì?

A. Nhựa cây cao su      B. Chất dẻo               C. Dầu mỏ và than đá ,  D. Quặng

Câu 5:  Bệnh nào dưới đây không do muỗi truyền?

A.   Viêm gan        B. Sốt rết         C .Viêm não                              D. Sốt xuất huyết

Câu 6: Tuổi vị thành niên là?

A Từ 1đến 9 tuổi              B. Từ 10đến 19 tuổi        C, Từ 20 đến 65 tuổi

Câu 7: Nhóm từ nào là nhóm từ đồng nghĩa?

A.   Long lanh,lấp lánh , lấp ló .

B.   Long lanh, lấp lánh , lấp lóe

C.   Lênh láng , lấp lánh , lấp lóe.

Câu 8  Từ” Chạy” nào  từ mang  nghĩa gốc trong các câu sau?

A.   Anh ấy đang “chay” dự án .

B.   Bố em đang “chạy” thể dục

C.   Cô ấy bán “chạy” hang quá.

Câu 9: Kết quả điền vào chổ chấm của 9050kg =….là

A.9 tấn 50kg     B.9 tấn 5kg              C.90 tấn 50 kg            D. 90 tấn 5kg

Câu 10: Công thức tính diện tích hình thang là?

A. S = a+b x h :2    B.   S = (a+b) x h :2       C.   (a+b ):h x 2    D. a+b :h x 2

Câu 11: Khí hậu nước ta có khí hậu gì?

A. Ôn đới     B. Hàn đới         C. Cận nhiệt đới  gió mùa

Câu 12: Nước ta giáp với những nước nào?

A. Lào , Camphuchia , Thái Lan      B, Lào ,Camphuchia,Trung Quốc   C. Trung Quốc , Thái Lan , Camphuchia

Phần đáp án dành cho bộ câu hỏi kèm đáp án khám pha tuổi thơ

Câu 1   A, Câu 2   A , Câu 3   C , Câu 4  C, Câu 5 A, Câu 6  B, Cấu 7  B, Cấu 8  B

Cáu 9 A , Câu 10 B,  Cấu 11  C , Cấu 12 B

1 @ Bộ 10 câu hỏi khối 5 khám pha tuổi thơ

Câu 1: Sự biến đổi hóa học diễn ra trong trường hợp nào dưới đây?

A. Thả vôi sống vào nước
B. Dây cao su bị kéo dãn ra
C. Cốc thủy tinh bị vỡ

Câu 2: Theo em, những việc làm nào dưới đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh?

A. Biết phân công nhiệm vụ cho nhau
B. Việc ai người nấy làm, việc của ai người nấy biết
C. Làm thay công việc cho người khác
D. Để người khác làm, mình ngồi chơi

Câu 3: Hãy chọn chữ cái trước ý kiến em cho là đúng:

A. Công trình công cộng không phải của riêng mình nên không cần giữ gìn.
B. Giữ gìn công trình công cộng là thể hiện ý thức bảo vệ của công.
C. Chỉ có người lớn mới có khả năng bảo vệ, giữ gìn công trình công cộng.

Câu 4: Bài hát “Bắc kim thang” là bài hát dân ca:

A. Dân ca Bắc Bộ
B. Dân ca Trung Bộ
C. Dân ca Nam Bộ
D. Dân ca Tây Bắc

Câu 5: Ther are twelve months in…..

A. week
B. year
C. daily

Câu 6: Ngày đài tiếng nói Việt Nam phát đi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến là ngày nào?

A. 19/12/1946
B. 20/12/1946
C. 20/12/1954

Câu 7: Trong câu: “Món ăn này rất Việt Nam”, từ Việt Nam thuộc từ loại?

A. Danh từ
B. Động từ
C. Tính từ

Câu 8: Vùng biển Đông bao bọc phần đất liền của nước ta ở các phía nào?

A. Đông, Nam và Tây Nam
B. Tây, Đông và Tây Nam
C. Bắc, Đông và Nam
D. Nam, Bắc và Tây

Câu 9: Để lên tầng 3 phải bước 30 bậc thang. Hỏi lên tầng 6 phải bước bao nhiêu bậc thang

A. 60 bậc thang
B. 75 bậc thang
C. 90 bậc thang

Câu 10: Khi đang soạn thảo văn bản word, muốn phục hồi thao tác vừa thực hiện thì bấm vào tổ hợp phím nào?

A. Ctrl-z
B. Ctrl-x
C. Ctrl-v

Đáp án: 1-A, 2-A, 3-B, 4-C, 5-B, 6-B, 7-C, 8-A, 9-B, 10-A

2 @ Bộ câu hỏi số hai Giao lưu khám pha tuổi thơ

Ở bộ câu hỏi này được chia theo chủ đề: Tiếng Việt, Toán,

Câu hỏi Tiếng Việt:

1. Viết các từ chỉ mức độ khác nhau của màu xanh? ( xanh lơ, xanh lam, xanh xanh, xanh biếc, xanh rờn, xanh ngắt,…)

2. Tìm danh từ trong các từ sau: xanh xanh, ba ba, tươi tắn, mũm mĩm?

3. Cấu tạo một bài văn miêu tả gồm có mấy phần?

A. 1 phần B. 2 phần C. 3 phần D. 4 phần

4. Tiếng có thể chỉ cần có âm đầu và thanh đúng hay sai?

5. Tiếng đầy đủ gồm mấy bộ phận?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

6. Làm thế nào để biết văn bản đó là một câu chuyện?

A. Có nhân vật B. có cốt chuyện

C. nói lên được một điều có ý nghĩa D. Tất cả các ý trên

7. Tác dụng của dấu hai chấm là:

A. Dẫn lời nói của nhân vật. B. Giải thích cho bộ phận đứng trước

C. Cả hai ý đều sai D. Cả hai ý đều đúng.

8. Trong bài thư thăm bạn, Bạn Lương đã quen bạn Hồng từ trước đúng hay sai?

9. Từ phức gồm mấy tiếng?

A. 2 B. 3 C. 4 D. ý nào cũng đúng.

10. Trong bài Người ăn xin, cậu bé đã cho ông lão thứ gì?

A. Chiếc đồng hồ B. tiền C. Khăn tay D. Không cho gì cả.

11. Hình ảnh cây tre tượng trưng cho những đức tính gì của người Việt nam?

A. cần cù. B. ngay thẳng. C. đoàn kết. D. Tất cả các ý trên.

12. Từ có cấu tạo sau đây gọi là từ láy là:

A. Giống nhau ở âm đầu. B. Giống nhau ở phần vần.

C. Giống nhau ở cả âm đầu và phần vần. D. Cả 3 ý trên.

13. Trong chuyện những hạt thóc giống, vì sao câu bé chôm được chọn làm vua?

14. Thành ngữ tục ngữ nào sau đây nói lên đức tính trung thực?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề. B. Thẳng như ruột ngựa.

C. ở hiền gặp lành D. Cả 3 ý trên .

15. Em hãy dùng một từ để nói lên đức tính của Cậu bé trong truyện “ Ba lưỡi rìu” ?

16. Chị Ngàn trong truyện “ Lời ước dưới trăng” đã cầu nguyện điều gì trong đêm rằm tháng giêng năm chị tròn 15 tuổi?

READ:  Kịch bản Giao lưu Tuổi thơ khám phá chuẩn

A. Ước sang mắt trở lại. B. Ước được sống hạnh phúc.

C. Ước cho bác hàng xóm nhanh khỏi bệnh D. Không ước gì cả.

17. Câu thơ “ Nếu chúng mình có phép lạ” được lặp lại trong bài thơ tất cả mấy lần?

A. 5 B. 6 C. 7 D. 8

18. Tìm từ ngữ thể hiện ước mơ có sự đánh giá thấp.

A. đẹp đẽ. B. viễn vông. C. nho nhỏ. D. chính đáng.

19. Động từ là từ:

A. chỉ các sự vật, hiện tượng… B. chỉ hoạt động , trang thái

C. Chỉ tính chất , đặc điểm. D. chỉ đặc điểm của hoạt động.

20. Tìm động từ trong các từ sau:

A. chăm chỉ B. nhặt rau C. núi đồi D. trắng hồng.

21. Quê hương chị sứ là:

A. thành phố B. vùng núi C. vùng biển D. đồng bằng

22. Tiếng thương gồm mấy bộ phận tạo thành?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

23. Dòng nào dưới đây chứa toàn từ láy.

A. đo đỏ, tươi tắn, thăm thẳm, núi non, nghiêng nghiêng, chen chúc, tròn trịa, tròn quay.
B. đo đỏ, tươi tắn, thăm thẳm, trùi trũi , nghiêng nghiêng, chen chúc, tròn trịa, tròn quay.
C. đo đỏ, tươi tắn, thăm thẳm, trùi trũi, nghiêng nghiêng, chen chúc, tròn trịa, vòi vọi.

24. Nghĩa của chữ tiên trong đầu tiên khác nghĩa chữ tiên nào dưới đây?

A. tiên tiến B. trước tiên C. thần tiên D. tiến lên

25. Vị trạng nguyên nhỏ tuổi nhất nước Việt Nam ta là ai?

6. Ai được mệnh danh là ông trạng thả diều?

27. Trong sách TV 4 tập 1 có giới thiệu về một nhân vật bị tật phải viết bằng chân. Đó là ai?

28. Câu tục ngữ nào sau đây có ý khuyên người ta hãy gữ vững mục tiêu đã chọn?

A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

B. Hãy lo bền chí câu cua

Dù ai câu chạch , câu rùa mặc ai.

C. Thua keo này bày keo khác.

D. Thất bại là mẹ thành công.

29. Vì sao khi đọc các câu tục ngữ rất nhanh thuộc?

A. ngắn gọn, có vần điệu. B. Có hình ảnh so sánh.

C. Ngắn gọn, có hình ảnh D. Ngắn gọn, có vần điệu, hình ảnh

30. Tính từ là?

A. Chỉ đặc điểm , hoạt đông B. Chỉ tính chất , hoạt đông

C. Chỉ đặc điểm , chỉ tính chất của hoạt đông D. Chỉ hoạt động, trạng thái

31. Nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công trong việc kinh doanh ?

32. Nguyên nhân chính dẫn đến Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ là:

A. thường bị điểm kém B. chữ xấu nên không giúp được bà cụ giải oan.

C. Thích được mọi người khen. D. thích làm người nổi tiếng.

33. Tìm câu không phải là câu hỏi và không được dung dấu chấm hỏi trong các câu sau:

A. Bạn có thích chơi bóng không? B. Ai dạy bạn làm môn mĩ thuật vậy?

C. Thử xem ai khéo tay hơn nào? D. Ai là lớp trưởng của bạn ?

34. Hãy chọn thành ngữ, tục ngữ phù hợp với nghĩa “ Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ”

A. Chơi với lửa. B. ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

C. Chơi diều đứt dây. D. Chơi dao có ngày đứt tay.

35. Câu kể là câu dung để:

A. Kể B. Tả C. Giới thiệu về sự vât, sự việc D. Cả 3 ý đều đúng.

36. Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì? là:

A. Động từ hoặc cụm động từ B. Danh từ hoặc cụm danh từ

B. Tính từ hoặc cụm tính từ D. Cả 3 ý đều đúng.

37. Câu Cháu đã về đấy ư? Trong tác phẩm Về thăm bà được dung để:

A. Dùng để hỏi B. Dùng để yêu cầu đề nghị.

C. Dùng thay lời chào. D. Dùng để khen.

Câu hỏi về toán:

1. Ghi công thức tính chu vi hình chữ nhật?

2. Hình nào được gọi là hình chữ nhật đặc biệt?

3. Viết số có 3 chữ số nhỏ nhất mà số đó chia hết cho cả 2 và 5?

4. Số chia hết cho 2 và 5 có chữ số tận cùng là bao nhiêu?

5. Tìm số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?

6. Số chia hết cho 3 có chắc chắn sẽ chia hết cho 9 không?

7 số chia hết cho 9 có chia hết cho 3 không?

8. Hãy viết một số chia hết cho 3 và 9?

9. Trung bình cộng của 3 số tự nhiên liền nhau sẽ là số nào?

A. STN đầu B. STN ở giữa C. STN thứ 3 D. Không có.

10. Công thức tìm số lớn của dạng toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó?

A. Tổng + hiệu : 2 B. (Tổng + hiệu) : 2 C. (Tổng – hiệu) : 2

11. 1/3 ngày = 8/24 giờ đúng hay sai?

12. Góc tù lớn gấp 2 lần góc vuông đúng hay sai?

13. Góc lớn gấp 2 lần góc vuông là góc nào?

A. Góc nhọn B. góc vuông C. Góc tù D. Góc bẹt

14. 5m2 12cm2 = ….. cm2

A. 5012cm2 B. 5012 C. 50 012cm2 D. 50 012

Câu hỏi về Khoa học:

1. Cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi khí.? ( hô hấp)

2. Khồng khí gồm mấy thành phần chính?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

3. Những yếu tố nào dưới đây cần cho sự sống của con người, động , thực vật?

A. Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm.

B. Thức ăn, nước uống, không khí, nhiệt độ, ánh sáng.

C. Nhà ở, các đồ dùng trong nhà, phương tiện giao thông.

D. Trường học , bệnh viện, các khu vui chơi giải trí.

4. Cơ quan nào thực hiện quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể?

A. Tiêu hóa C. Tuần hoàn C. Hô hấp D. bài tiết.

5. Các thức ăn chưa nhiều chất bột đường có nguồn gốc từ đâu?

6. Mắt sẽ nhìn kém và có thể dẫn tới bị mù lòa là do cơ thể thiếu vi-ta-min gì?

A. vitamin B B. vitamin C C. vitamin D D. vitamin A

7. Nước tồn tại ở những thể nào ?

A. thể rắn B. thể khí C. thể lỏng D. cả 3 ý trên

Câu hỏi về Địa lí:

1. Dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt nam là:

A, Dãy Sông Gâm B. Dãy Ngân Sơn. C. Dãy Hoàng Liên Sơn D. Dãy Trường Sơn.

2. Đặc điểm của Dãy Hoàng Liên Sơn là:

A. Đỉnh nhọn, Sườn dốc ,Thung lũng hẹp và sâu

B. Đỉnh tròn, Sườn thoải xếp cạnh nhau như bát úp.

C. Đỉnh tròn, Sườn thoải, Thung lũng hẹp và sâu .

D. Đỉnh nhọn, Sườn dốc xếp cạnh nhau như bát úp.

3. Tên của đỉnh núi được gọi là “ nóc nhà” của tổ quốc là gì?

4. Tên một số dân tộc sống chủ yếu ở Hoàng Liên Sơn là:

A. Dao , Mông , Thái. B. Vân kiều, Khơ me, Ê – đê

C. Mông, Khơ me, Ê – đê D. Thái , Nùng, Ba- Na.

5. Khi nhắc đến “ Rừng cọ, đồi chè” ta nghĩ ngay đến vùng nào?

6. Trâu, bò được nuôi nhiều nhất ở vùng nào?

A. Đồng bằng, B. Thành phố C. Vùng núi. D. Vùng Biển

7. Buôn Ma Thuật nổi tiếng bởi sản phẩm gì ?

A. Chè B. Cam C. Cà phê D. Vải thiều.

8. Đặc điểm khí hậu ở Tây Nguyên có 4 mùa Xuân, hạ, thu. Dông đúng hay sai ?

READ:  Tả quyển sách Tiếng Việt 5 tập hai

9. Các dân tộc thiểu số có ngôi nhà chung dùng để tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể có tên gọi là gì?

10. Cây công nghiệp được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên là gì?

A. Cao Su B. Hồ Tiêu C. Cà Phê D. Chè

11. Tên nhà máy thuỷ điện lớn nhất ở Tây Nguyên là :

A. Hoà Bình B. Y- a- li C. Sông Đà D. Đrây Hinh.

12. Tên của thành phố có biệt danh là “ Thành phố Hoa phượng đỏ”?

A. Hải Phòng B. Đà Lạt C. Vinh D. Hà Nội

13. Đặc điểm của những con sông ở miền núi là?

A. Nhỏ, hẹp . B. Dốc, lắm thác ghềnh. C. Nước chảy xiết D. Cả 3 ý đều đúng

14. Loại cây được trồng bao bọc quanh làng ở Đồng bằng Bắc Bộ?

A. Cây dừa B. Cây tre C. Cây keo D. Cây mít.

15. ở Tây Nguyên có nhạc cụ nào được UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể?

16. Lễ hội nào được tổ chức hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch?

A. Hội Lim B. Hội Đền Hùng C. Hội Gióng D. Hội Cổ Loa

17. Đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ mấy của cả nước?

18. Chăn nuôi lợn và gia cầm được nuôi nhiều nhất ở vùng miền nào?

A. Đồng bằng. B. Thành phố C. Vùng núi. D. Vùng Biển

19. Các sản phẩm thủ công nổi tiếng như: Lụa, Gốm sứ, chiếu cói, Đồ gỗ… được sản xuất chủ yếu ở vùng nào?

A. Tây Nguyên B. Trung du Bắc Bộ C. Đồng bằng Bắc Bộ. D. Nam bộ

20. Thủ đô Hà Nội là:

A. Trung tâm kinh tế , Văn hoá, khoa học lớn của cả nước.

B. Trung tâm chính trị, kinh tế , Văn hoá, lớn của cả nước.

C. Trung tâm kinh tế , chính trị, khoa học lớn của cả nước.

D. Trung tâm chính trị, văn hoá , khoa học và kinh tế lớn của cả nước.

Câu hỏi về Lich sử :

1. Nhà nước đầu tiên của Việt Nam là :

A. Hùng Vương B. Văn Lang C. Âu Lạc D. Lạc Việt

2. Do đâu mà An Dương Vương để đất nước rơi vào tay Triệu Đà ?

A. Do quân giặc mạnh B. Do quân ta yếu C. Do chủ quan

3. Quân phong kiến Phương Bắc đã thi hành những chính sách áp bức , bóc lột nào đối với nhân dân ta?

A. Chúng chia nước ta thành nhiều quận , huyện do chính quyền người Hán cai quản.

B. Bị phụ thuộc, phải cống nộp các sản phẩm quý hiếm.

C. Phải theo các phong tục , tập quán của người Hán.

D. Tất cả các ý trên

4. Tên cuộc khởi nghĩa diễn ra năm 40 là gì ?

5. Cuộc khởi nghĩa nhằm chấm dứt hơn một ngàn năm nước ta bị quân phong kiến Phương Bắc đô hộ là:

A. KN Hai bà Trưng B. KN của Ngô Quyền C. KN của Lê Hoàn.

5. Hãy cho biết tên 3 vị tướng nào sau đây đều sử dụng cọc gỗ để đánh giạc trên sông Bạch Đằng?

A. Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lê Lợi B. Ngô Quyền, Lê Hoàn ,Trần Hưng Đạo

C. Lê Hoàn, Lê Lợi , Trần Hưng Đạo D. Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi

6. Vì sao Lê Hoàn được lên làm vua?

A. Vì quân tống đem quân sang xâm lược nước ta.

B. Vì Lê Hoàn đem quân đánh, chiếm lấy ngôi vua của nhà Đinh

C. Vì Lê Hoàn là người tài giỏi , đang chỉ huy quân đội.

D. ý “C” sai.

7. Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta lần thứ nhất vào năm nào ?

8. Trong lịch sử Việt Nam có một triều đại được xuất hiện hai lần:

A. Nhà Trần B. Nhà Lê C. Nhà Lý D. Nhà Đinh

9. Triều đại nhà Lí được bắt đầu từ năm nào?

A. 1007 B. 1008 C. 1009 D. 1010

10. Đạo phật có nguồn gốc từ nước nào?

A. Trung Quốc B. ấn Độ C. Thái Lan D. Căm-pu-chia

11. Lần thứ 2, quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

A. Đầu năm 1075 B. Cuối năm 1075 C. Đầu năm 1076 D. Cuối năm 1076

12. Lí Thường Kiệt đánh tan quân xâm lược nhà Tống ở đâu?

A. Trên sông Bạch Đằng B. Trên sông Như Nguyệt C. Trên sông Thái Bình

13. Vị vua đầu tiên của nhà Trần có tên là gì?

A. Trần Thủ Độ B. Trần Quốc Tuấn C. Trần Cảnh D. Trần Quốc Toản

Câu hỏi về đạo đức:

1. Khi đi học, bản thân chúng ta tiến bộ hay người khác tiến bộ?

2. Trung thực trong học tập nghĩa là chúng ta không được làm gì?

A. Không quay cóp, chép bài của bạn. B. Không nói dối

C. Không Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra D. Tất cả 3 ý trên

3. Khi bày tỏ ý kiến các em phải có thái độ gì?

A. Lễ phép, nhẹ nhàng. B. Lễ phép, tôn trọng người lớn.

C. nhẹ nhàng, tôn trọng người lớn D. tôn trọng người lớn, Lễ phép, nhẹ nhàng.

4. Tiền của do đâu mà có?

A. Do bố mẹ cho B. Do bàn tay lao động của con người làm ra.

C. Do tự nhiện mà có D. Cả 3 ý đều đúng.

5. Tại sao thời giờ lại rất quý giá ?

6. Tiết kiệm thời giờ có tác dụng gì?

7. Thế nào là tiết kiệm thờ giờ?

A. Học suốt ngày không làm gì khác B. Tranh thủ làm nhiều việc một lúc.

C. Giờ nào việc nấy D. Cả 3 ý trên đều đúng.

8. Đối với ông bà cha mẹ chúng ta phải đối xử như thế nào?

A. Kính trọng, biết ơn. B. Quan tâm, chăm sóc

C. Hiếu thảo D. Tất cả đều đúng.

9.Em thấy cô giáo trong trường nhưng không dạy em. Em sẽ làm gì?

A. Chào lễ phép B. Không chào C. Thích thì chào D. Chào khi có cả cô CN

Câu hỏi về Kỹ năng sống:

1. Khi một người lạ vào trường trong giờ ra chơi?

A. Mặc kệ xem như không có chuyện gì xẩy ra.

B. Dừng chơi để chào hỏi .

C. Vừa chơi vừa chào và cười sảng khoái.

D. Dừng chơi để chào và hỏi xem mình có thể giúp được gì cho họ.

2. Trong cuộc sống chúng ta cần:

A. Nhà biệt thự B. Nhiều tiền C. Trung thực D. Nổi tiếng

3. Trong khi trò chuyện với người khác chúng ta chỉ cần chuẩn bị nội dung trò chuyện mà không cần để ý tới cử chỉ, thái độ , nét mặt có được không? (không)

4.Khi nói chuyện với người khác chúng ta cần:

A. Nói to B. Nói nhỏ C. Nói đủ nghe D. Vừa nói vừa cười đùa

5. Khi một người bạn của bố , mẹ đến chơi nhà:

A. Em ra chào hỏi rồi ngồi chơi cùng với bố mẹ. B. Em ra chào hỏi rồi vào trong.

C. Em lặng lẽ vào trong nhà ngồi học bài. D. Em ra chào hỏi, rót nước mời rồi vào.