Các vật chất bên trong mặt trời?

Các vật chất bên trong mặt trời

Heli là một trong những nguyên tố nhẹ nhất trên Trái đất, chỉ đứng sau Hydro. Trong bảng chu kỳ các nguyên tố hoá học, nó xếp vị trí thứ hai, ký hiệu là He. Tiếng Anh viết là “Helium”, bắt nguồn từ chữ Hy Lạp “Helios”, nghĩa là “Mặt trời”, Heli cũng được gọi là nguyên tố Mặt trời.

Thực chất Heli có quan hệ gì với Mặt trời?

Điều này bắt đầu từ một lần nhật thực toàn phần xảy ra vào ngày 18 tháng 8 năm 1868. Lúc đó, một nhà khoa học người Pháp tên là Sali đến Ấn Độ để quan sát nhật thực toàn phần, ông phát hiện ra trong quang phổ của tai lửa Mặt trời có một đường màu vàng rất sáng và không thể đối chiếu với những đường màu vàng trong quang phổ của các nguyên tố đã biết khác.

Ngày hôm sau, ông một lần nữa đi quan sát Mặt trời với tâm trạng thấp thỏm không yên, điều khiến ông vừa hứng thú vừa kinh ngạc là: đường màu vàng lạ đó vẫn ở vị trí ban đầu. Thế là Sali lập tức viết thư gửi cho viện khoa học Pháp, báo cáo kết quả quan sát của mình.

Nhà khoa học người Anh Lokie khi tiến hành quan sát ở vùng đất này cũng đã phát hiện ra đường màu vàng đó. Ngày 20 tháng 10 ông cũng đã viết thư gửi cho viện khoa học Pháp, báo cáo kết quả quan sát của mình.

READ:  Đề thi minh họa môn toán tuyển sinh lớp 6 thời gian làm bài 60 phút

Thật là một sự trùng hợp! Hai bản báo cáo liên quan đến cùng một sự việc, gửi đến viện khoa học Pháp vào cùng một thời gian. Cùng ngày 26 tháng 10, bản báo cáo đã được tuyên bố trong cuộc hội nghị. Lúc đó, đường màu vàng được cho là một nguyên tố mới không tồn tại trên Trái đất mà Mặt trời có riêng, thế là mọi người gọi nó là Helium, tức là nguyên tố Mặt trời.

Nguyên tố Mặt trời được tìm thấy trên Trái đất, lúc đó đã là chuyện của 27 năm sau.

Tháng 2 năm 1895, nhà hoá học nổi tiếng người Anh Rolan đang bận trắc nghiệm các tính chất vật lý của nguyên tố hoá học Acgông (Ar). Acgông là nguyên tố ông mới phát hiện năm trước và cũng là một nguyên tố có tính trơ. Bạn của ông có ý nhắc nhở ông rằng trước đây khi có người làm thí nghiệm về quặng Ytơri và Urani cũng đã từng có được một số khí thể không phải là chất dẫn cháy, vừa không phải là chất tự nhiên. Ông hãy chú ý một chút, khí thể này phải chăng chính là Acgông. Rolan cảm thấy lời nhắc nhở của bạn mình rất có lý. Khi ông dùng kính phân ánh sáng kiểm tra khí thể có được từ quặng Ytơri và Urani, ông đã phát hiện thấy đây căn bản không phải là nguyên tố Acgông. Trong quang phổ của nó có một đường màu vàng sáng và vài đường có màu sắc khác, nó căn bản không giống với đường quang phổ của Acgông.

READ:  Hãy trình bày Tư tưởng Hồ Chí Minh về quân đôi

Lúc đầu, Rolan cho rằng, đường màu vàng lạ này được phát ra từ nguyên tố Natri, có thể trong khi làm thí nghiệm, ông đã trộn lẫn những chất giống như muối vào. Sau khi kiểm tra tỉ mỉ và làm lại thí nghiệm, đường màu vàng lạ đó vẫn ở chỗ cũ. Để làm rõ nguồn gốc xuất xứ của đường màu vàng, ông đặt vài hạt muối kiềm vào trong ống thuỷ tinh của khí thể quặng Ytơri và Urani để xem đường màu vàng có trùng khớp với đường vàng trước đây không. Kết quả là, trong quang phổ khí thể đồng thời xuất hiện đường như màu vàng đại diện cho Natri (Na) và đường màu vàng khó hiểu đó.

Lúc này, Rolan nghĩ đến đường màu vàng mà Sali và Lokie phát hiện trong quang phổ 27 năm trước, lẽ nào trong quặng Ytơri và Urani trên Trái đất cũng có nguyên tố Mặt trời.

Qua hàng loạt thí nghiệm nghiệm chứng thì sự việc cuối cùng đã được làm sáng tỏ, nguyên tố Mặt trời và khí thể có được trong quặng Ytơri và Urani rõ ràng là cùng một nguyên tố – Helium (He).