Câu 10. Chứng minh rằng những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những nguyên tắc quan trọng nhất, bao trùm nhất và được thừa nhận rộng rãi nhất trong luật quốc tế

Trước hết, phải hiểu một cách thống nhất: nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là những tư tưởng chính trị, pháp lý mang tính chỉ đạo, bao trùm, có giá trị bắt buộc chung đối với mọi chủ thể luật quốc tế.
Hiện nay, luật quốc tế thừa nhận các nguyên tắc sau như là nguyên tắc cơ bản:

1. Nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia:

Chủ quyền là thuộc tính chính trị, pháp lý không thể tách rời của quốc gia – chủ thể quan trọng và chủ yếu nhất của luật quốc tế. theo đó, quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình và có quyền độc lập trong quan hệ quốc tế. cũng vì vậy, sự bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn đảm bảo. liên hợp quốc đã lấy nguyên tắc này làm cơ sở cho hoạt động của mình ( khoản 1 điều 2). Nguyên tắc này cũng được ghi nhận trong điều lệ của các tổ chức thuộc hệ thống liên hợp quốc, của tuyệt đại đa số các tổ chức quốc tế phổ cập và tổ chức khu vực, trong nhiều điều ước quốc tế đa phương và song phương và trong nhiều văn bản quốc tế quan trọng của các hội nghị và tổ chức quốc tế.

1. Nguyên tắc cấm đe dọa dung vũ lực hay dung vũ lực:

Quá trình dân chủ hóa đời sống quốc tế tất yếu dẫn đến sự hạn chế dung sức mạnh hay đe dọa dùng sức mạnh trong quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế với nhau. Hơn nữa, một môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện cơ bản cho sự phát triển các quan hệ hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc với nhau. Vì vậy, nguyên tắc này đã được ghi nhận tại khoản 4 điều 2 hiến chương lien hợp quốc và một loạt các văn bản quốc tế như Tuyên bố về những nguyên tắc của luật quốc tế điều chỉnh quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia phù hợp với Hiến chương LHQ ( thong qua năm 1970), Tuyên bố của Đại hội đồng LHQ năm 1974 về định nghĩa xâm lược, Định ước của Hội nghị Henxinki năm 1975 về an ninh và hợp tác của các nước châu Âu

READ:  Trình bày và phân tích chế định thực hiện điều ước quốc tế trong luật về điều ước quốc tế

2. Nguyên tắc hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế:
Như đã phân tích ở trên, hòa bình là điều kiện căn bản cho sự phát triển các quan hệ quốc tế,trong bất kỳ hoàn cảnh nào, điều quan trọng vẫn là giữ vũng được nền hòa bình. khi xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp giữa các chủ thể, phải sử dụng các biện pháp hòa bình để giải quyết, tuyệt đối không được sử dụng các biện pháp bằng sức mạnh. Nhận được tầm quan trọng của vấn đề này, hiến chương lien hợp quốc ( khoản 3 điều 2) đã ghi nhận hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là nguyên tắc bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên của cộng đồng quốc tế. nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc 2.

3. Nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác:

Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc dân tộc tự quyết. được ghi nhận trong Nghị quyết không can thiệp vào công việc nội bộ của LHQ ( thong qua năm 1965) và các văn bản quốc tế quan trọng khác như Tuyên bố của LHQ về trai trả độc lập cho các nước và các dân tộc thuộc địa năm 1960, Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị các nước Á Phi năm 1955 tại Băngđung, Định ước cuối cùng của Hội nghị Henxinki về An ninh hợp tác châu Âu năm 1975, Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam…

READ:  Câu 67. Trình bày quyền “đi qua không gây hại” trong Luật biển quốc tế

4. Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác:

Hợp tác, hội nhập là xu thế tất yếu của tiến trình phát triển quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. vì vậy, luật quốc tế ghi nhận đây là nghĩa vụ của các bên chủ thể trong quan hệ. nguyên tắc này được quy định rõ trong 2 điều 55 và 56 của Hiến chương

5. Nguyên tắc dân tộc tự quyết

6. Nguyên tắc tận tâm, thiện chí thực hiện cam kết quốc tế.

(mấy câu này khó nhằn quá, tớ làm tàm tạm theo ý tớ vậy, mọi người có thể tham khảo, không thì tự giải quyết theo ý mình nhé).