Câu 12. Trình bày và phân tích nội dung nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia

Chủ quyền là thuộc tính chính trị – pháp lý không thể tách rời của quốc gia, gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. trong quan hệ quốc tế, bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại vì trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia vào quan hệ đó được đảm bảo. nguyên tắc này bao gồm những nội dung chính sau đây:

– Các quốc gia bình đẳng về mặt pháp lý

– Mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ: quốc gia có toàn quyền chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ của mình

– Mỗi quốc gia có nghĩa vụ tôn trọng quyền năng chủ thể của các quốc gia khác,

– Sự toàn vẹn lãnh thổ và tính độc lập về chính trị là bất di bất dịch

READ:  Câu 72. So sánh quy chế pháp lý của thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế

– Mỗi quốc gia có quyền tự do lựa chọn và phát triển chế độ chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa của mình: nguyên tắc này vừa đảm bảo sự bình đẳng về chủ quyền với quốc gia khác, vừa thể hiện nội dung của nguyên tắc dân tộc tự quyết.

– Mỗi quốc gia có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và tận tâm các nghĩa vụ quốc tế của mình và tồn tại hòa bình cùng các quốc gia khác.

Các quốc gia, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, có tiềm lực mạnh hay yếu đều hoàn toàn bình đẳng với nhau về chủ quyền. sự thực hiện chủ quyền quốc gia chỉ có thể trọn vẹn khi quốc gia vừa đạt được lợi ích của mình mà không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của các chủ thể quốc tế khác, tức là việc thực hiện chủ quyền phải gắn với những giới hạn cần thiết. sự giới hạn này có thể do quốc gia tự đặt ra hoặc do sự thỏa thuận giữa các chủ thể. Một khi bảo đảm được sự bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia, trật tự thế giới mới có cơ hội để phát triển theo xu hướng ổn định, hội nhập và tiến bộ.