Câu 23. Quá trình xây dựng các quy phạm luật quốc tế và quá trình chuyển hóa những quy phạm pháp luật quốc tế vào trong luật quốc gia

1. Quy trình ký kết điều ước quốc tế bao gồm 2 giai đoạn.

– Giai đoạn 1: Giai đoạn này bao gồm các bước như đàm phán, soạn thảo văn bản và thông qua văn bản đã soạn thảo.

+ Đàm phán: đàm phán là hoạt động quan trọng trong quy trình ký kết điều ước. Thông qua đàm phán, các bên thể hiện ý chí của mình đối với lĩnh vực mà điều ước quy định. Thông thường, đàm phán đòi hỏi sự nhất trí đối với những vấn đề cơ bản.

Việc đàm phán quyết định nội dung và hình thức của điều ước. Các quốc gia đều quy định rõ thẩm quyền tham gia đàm phán thuộc về cơ quan nào tùy vào ý nghĩa của điều ước được dàm phán..

+ Soạn thảo văn bản: Văn bản điều ước được hình thành trên cơ sở sự đàm phán của các bên chủ thể. Đối với điểu ước hai bên, văn bản sẽ do cả hai bên cử người cùng nhau soạn thảo hoặc có thể giao cho một bên soạn thảo rồi cùng trao đổi thống nhất. Đối với điều ước nhiều bên, văn bản thường do một tiểu ban chuẩn bị văn kiện được các bên cử ra soạn thảo.

Sau khi văn bản điều ước đã được soạn thảo, các chủ thể biểu hiện sự nhất chí của mình bằng cách thông qua văn bản soạn thảo. Thông qua văn bản soạn thảo là công việc bắt buộc. Tuy nhiên, nó chưa có ý nghĩa về mặt pháp lý vì điều ước chỉ phát sinh hiệu lực khi các quốc gia ký hoặc phê chuẩn.

– Giai đoạn 2: Giai đoạn này bảo gồm các bước như ký, phê chuẩn, thong qua, gia nhập..phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ghi trong điều ước.

+ Ký điều ước quốc tế: Về nguyên tắc, các nguyên tắc đều phải được ký. Ký điều ước là sự thể hiện sự nhất trí của các bên đối với các Điều ước quốc tế. Có 3 hình thức ký: ký tắt, Ký ad referendum, ký đầy đủ.

READ:  Câu 80: Nêu các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam

+ Phê chuẩn điều ước quốc tế: là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nhà nước chính thức công nhận điều ước đó có hiệu với mình. Sau khi phê chuẩn, các bên phải tiến hành trao đổi thư phê chuẩn. Đối với điều ước song phương, lễ trao đổi thư phê chuẩn thường được tổ chức tại thủ đô của nước mà ở đó không tiến hành lễ kí điều ước. Đối với điều ước đa phương, thư phê chuẩn của các bên được chuyển đến bộ ngoại giao của nước bảo quản điều ước hoặc ban thư ký của tổ chức quốc tế cơ quan có trách nhiệm bảo quản điều ước.

+ Phê duyệt: Là hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền biểu hiện sự nhất chí với nội dung thẩm quyền và nghĩa vụ được điều ước quy định. Phê chuẩn và phê duyệt thực chất giống nhau, chúng đều là những hành vi thể hiện sự nhất trí với nội dung của một điều ước nào đó. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ phê duyệt điều ước thường được tiến hành ở các cơ quan hanh pháp. Việc một điều ước nào đó cần được phê chuẩn hay phê duyệt do chính điều ước hoặc pháp luật của mỗi nước quy định.

+ Gia nhập điều ước quốc tế: Là việc một chủ thể của pháp luật quốc tế ban hành một văn bản đồng ý rang buộc mình với nghĩa vụ của một điều ước nào đó mà mình chưa phải thành viên của điều ước đó. Gia nhập điều ước chỉ đặt ra với các điều ước nhiều bên. Còn điều ước nào được gia nhập hoặc không được gia nhập hoàn toàn phụ thuộc vào quy định cụ thể từng điều ước hoặc vào sự thỏa thuận của các thành viên của điều ước.

+ Bảo lưu điều ước quốc tế; là hành vi đơn phương mà trong đó quốc gia tuyên bố khai trừ hoặc muốn thay đổi hiệu lực của một điều khoản nhất định của điều ước. Những điều khoản đó được gọi là điều khoản bảo lưu.

READ:  Câu 44: Khái niệm dân cư trong luật quốc tế

2. Quá trình chuyển hóa từ luật quốc tế thành luật quốc gia(nội luật hóa)

Việc chuyển hóa các quy phạm của luật quốc tế thành quy phạm pháp luật quốc gia là quá trình không thể thiếu nhằm đảm bảo thi hành điều ước quốc tế. Việc chuyển hóa được thực hiện dưới hình thức phê chuẩn hoặc phê duyệt điều ước tùy theo quy định của từng điều ước hoặc của quốc gia. Sauk hi điều ước đã được phê chuẩn hoặc phê duyệt, mọi cá nhân, tổ chức của quốc gia phải tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế đó như tuân thủ quy định của luật quốc gia. Trong trường hợp các điều ước mà quốc gia ký kết hoặc tham gia có khác so với quy định của pháp luật quốc gia thì phải tuân thủ luật quốc tế.
Ngoài việc phê chuẩn hoặc phê duyệt để chuyển hóa quy phạm trong điều ước quốc tế thành quy phạm pháp luật quốc gia, trong nhiều trường hợp quốc gia còn ban hành các văn bản pháp luật cụ thể hóa các quy định của điều ước quốc tế vào điều kiện của mình. Cũng có trường hợp quốc gia bổ sung hoặc sửa đổi các quy định hiện hành của mình cho phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà quốc gia đó đã ký kết hoặc tham gia.