1. Nguyên tắc kí kết điều ước quốc tế :
– Nguyên tắc tự nguyện bình đẳng trong quá trình kí kết điều ước quốc tế :
+ Sự tự nguyện bình đẳng trong các quan hệ điều ước trở thành một trong những căn cứ để đánh giá tính hợp pháp của điều ước quốc tế .
+ Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể kí kết trong các quan hệ pháp luật quốc tế ,tránh sựu áp đặt từ bên ngoài với mục đích thôn tính hay tạo ra tình trạng phải lệ thuộc kinh tế, chính trị vào quốc gia khác.
+ Nguyên tắc này tạo cơ sở để duy trì tương quan có lợi cho hòa bình ,an ninh và ổn định từng khu vực cũng như trên phạm vi toàn cầu .
+ Nguyên tắc điều ước quốc tế phải có nội dung phù hợp với các nguyeen tắc cơ bản của luật quốc tế
+ Các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đã thừ nhận là “ thước đo “ giá trị hợp pháp của các quy phạm pháp luật quốc tế khác .
+ Quy phạm pháp luật dù tồn tại dưới hình thức nào đều phải có nội dung không trái với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế .
– Nguyên tắc Pactasunt servanda.
+ Điều 26 Công ước viên năm 1969 quy định :” mọi điều ước đã có hiệu lực đều ràng buộc các bên tham gia điều ước và phải được các bên thi hành một cách thiện chí “
+ Sự tận tâm ,thiện chí của chủ thể kí kết vừa là cơ sở,vừa là bảo đảm quan trọng để chủ thể kí kết tự ràng buộc vào nghĩa vụ thực hiện các quy định của Luật điều ước nói chung và điều ước quốc tế nói riêng với tính chất là cam kết quốc tế tồn tại song hành cùng các điều khoản thỏa thuận trong điều ước.
2. Các giai đoạn kí kết điều ước quốc tế
– Đàm phán, soạn thảo và thông qua văn bản điều ước
– Kí,phê chuẩn ,phê duyệt ,gia nhập điều ước quốc tế
– Bảo lưu điều ước quốc tế