Câu 4: Trình bày các loại nguồn của Luật quốc tế

Nguồn của Luật quốc tế là hình thức chứa đựng sự tồn tại của các quy phạm Luật quốc tế. Có 2 loại nguồn chính: điều ước QT và tập quán QT.

  1. Điều ước QT ( nguồn cơ bản của Luật quốc tế )

Là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận giữa các chủ thể của Luật quốc tế mà trước tiên và chủ yếu là giữa các QG. Đây là các nguyên tắc pháp lí bắt buộc ( chính là các QPPLuật quốc tế ) nhằm ấn định, thay đổi hoặc hủy bỏ các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể đó với nhau.

ĐƯQT thể hiện bằng văn bản ý chí của các chủ thể rõ ràng nhất nên chính là nguồn cơ bản của Luật quốc tế. ĐƯQT phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Cơ sở để kí kết ĐƯQT phải là sự thỏa thuận môt cách bình đẳng và tự nguyện.

  1. Tập quán QT.

READ:  Nêu và phân tích chế định chủ quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ

Là các quy tắc xử sự hình thành trong thực tiễn QT được các chủ thể của Luật quốc tế thừa nhận rộng rãi là các quy phạm pháp lí có tính bắt buộc. Chỉ những tập quán QT thỏa mãn 3 điều kiện sau mới được coi là nguồn của Luật quốc tế:

  • Phải được áp dụng trong thời gian dài ( lặp đi lặp lại ).

  • Phải được thừa nhận rộng rãi bằng những quy phạm mang tính chất bắt buộc

  • Về mặt nôi dung: phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế.

Ngoài ra còn có các nguồn bổ trợ khác như:

  • Các Nghị quyết của Đại hội đồng liên hợp quốc và các tổ chức liên chính phủ.

  • Các án lệ của Tòa án Quốc tế LHQ

  • Học thuyết của các luật gia nổi tiếng về Liên hợp quốc.