Câu 49. Nội dung quyền cơ bản của con người trong luật quốc tế

1. Khái niệm quyền con người

– Trong Luật quốc tế, quyền con người có các đặc trưng là một thể thống nhất, được xác định bằng những quyền năng, chuẩn mực cụ thể, mang tính phổ cập và có sự thống nhất biện chứng giữa đặc tính dân tộc với đặc tính nhân loại, giữa quyền cá nhân và quyền tập thể, giữa quyền con người và quyền công dân.

– Phân loại quyền con người trong Luật quốc tế có thể dựa vào 1 số tiêu chí nhất định như:

+ Chủ thể quyền ( cá nhân, nhóm, tập thể)

+ Tính chất quyền ( quyền tự do, quyền bình đẳng, dân chủ, quyền phát triển)

+ Nội dung quyền ( Quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa)

→ Sự phân loại này mang tính chất tương đối

2. Các thế hệ quyền con người

– Thế hệ quyền con người thứ nhất: gắn liền với cách mạng tư sản ở châu Âu thế kỉ 17-18

+ Khẳng định mạnh mẽ các quyền tự do cá nhân với tính chất là quyền dân sự- chính trị như: quyền sống, quyền tự do, quyền được xét xử công bằng trong PL

+Xác lập cách thức bảo vệ các quyền của con người trước quyền lực nhà nước, qua đó xác định nghĩa vụ của nhà nước trong việc thừa nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản của con người.

READ:  Câu 2: Lịch sử hình thành và phát triển của Luật quốc tế

– Thế hệ quyền con người thứ hai: gắn liền với cách mạng tháng 8 và chiến tranh thế giới II

+ Về phương diện xã hội: đây là thời kì phát triển các cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới cho các quyền kinh tế, xh, văn hóa, quyền dân tộc tự quyết.

+ Về phương diện khoa học: chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác lênin và các lí luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, lịch sử

– Thế hệ quyền con người thứ ba: phát triển trong điều kiện diễn ra xu thế KV hóa và toàn cầu hóa các mặt

+ Xác định trách nhiệm của các quốc gia và các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực quyền con người về những nghĩa vụ sống còn đối với việc giải quyết có hiệu quả vấn đề con người có tính thời đại.

3. Các quyền dân sự- chính trị

– Đặc điểm của quyền dân sự chính trị:

+ Ra đời sớm hơn quyền KT-VH-XH

+ Gắn liền với nhân thân của con người, có giá trị vốn có, ko thể bị tước đoạt hay chuyển nhượng

+ Ít bị phụ thuộc vào trình độ phát triển của quốc gia

– Nội dung:bao gồm những nhóm sau:

+ Quyền sống được xác định: ko bị tước đoạt 1 cách vô cớ, ko bị tra tấn, đối xử tàn nhẫn

READ:  Câu 28: Phân tích chế định kế thừa Quốc gia trong Luật Quốc tế

+ Quyền tự do cá nhân: quyền tự do và quyền an ninh cá nhân, quyền tự do tín ngưỡng, tư tưởng và quyền tự do có tính chất dân sự khác

+ Quyền bình đẳng

+ Quyền tham gia quản lí các công việc của nhà nước và xh: quyền bầu cử, ứng xử..

4. Các quyền KT- VH-XH

– Quyền tự quyết của các dân tộc về phát triển KT, VH, XH

– Giá trị cá nhân của quyền này lien quan đến 2 vấn đề lớn:

+ Sự bình đẳng giữa các cá nhân trong việc thực hiện quyền và hưởng thụ các gía trị phát triển

+ Hình thành các tiêu chí pháp lí cụ thể để thực hiện hóa các quyền này vào đời sống

– Trong các công ước phổ cập, nhóm này được ghi nhận theo nội dung chủ yếu là những quyền về việc làm, quyền được hưởng an sinh xã hội, quyền KT-VH-XH trong các quan hệ gia đình.