Chỉ ra và phân tích mối liên hệ gia đình – làng – nước trong văn hóa tổ chức xã hội của người Việt?

Trong gia đình, tổ chức gia đình theo chế độ phụ quyền, con cái mang họ bố, người bố có uy quyền tuyệt đối và chịu trách nhiệm chính trong gia đình về mọi mặt, con trai được thừa kế tài sản và có nhiệm vị thờ cúng tổ tiên..

Văn hóa tổ chức xã hội là những yếu tố văn hóa được thể hiện qua việc tổ chức các cộng đồng làm nên xã hội. trong xã hội Việt Nam truyền thống, do sự chi phối bởi phương thức sản xuất nông nghiệp tiểu nông nên các đơn vị tổ chức chủ yếu bao gồm: gia đình – làng xã – quốc gia.

Về đặc điểm:

Gia đình là một tế bào của xã hội, là một đơn vị của tổ chức làng xã. Cách thức tổ chức gia đình với tư cách là một tế bào xã hội, và sự ứng xử của văn hóa gia đình cũng là một bộ phận của văn hóa xã hội. Gia đình Việt Nam thường co nhiều thế hệ chung sống, bị chi phối bởi lối sống nông nghiệp và quan niệm nho giáo. Văn hóa gia đình thể hiện tính cộng đồng, gia đình thường có ba, bốn thế hệ cùng chung sống trong một nhà và tính gắn kết các thành viên trong gia đình rất bền chặt. Trong phong tục, tín ngưỡng gia đình coi trọng việc thờ cúng tổ tiên.

READ:  Trình bày cách mạng công nghiệp Anh

Làng là sự mở rộng của gia đình, cư dân trong làng sống quần tụ trng một không gian khép kín, khá biệt lập của mỗi làng. Dân sư trong làng luôn tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Cả làng cùng có chung phong tục, tập quán, tín ngưỡng, cùng thờ chung một vị thần của làng, cùng tham gia các hội hè, đình đám.

Nước: là sự mở rộng của làng xã, chỉ khác nhau về tính tổ chức chặt chẽ và qui cũ. Dân cư trong một nước như an hem một nhà, gắn bó máu thịt với nhau, giúp đỡ lẫn nhau.

Về tổ chức

Trong gia đình, tổ chức gia đình theo chế độ phụ quyền, con cái mang họ bố, người bố có uy quyền tuyệt đối và chịu trách nhiệm chính trong gia đình về mọi mặt, con trai được thừa kế tài sản và có nhiệm vị thờ cúng tổ tiên. Trật tự của mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình tuân theo tôn ti, thứ bậc chặt chẽ theo giáo lý của nho giáo.

Trong làng xã: mỗi làng có bộ máy hành chính tự quản độc lập, có vai trò và chức năng giải quyết mọi việc trong làng, có bộ phận hành pháp. Quản lý xã hội chủ yếu bằng luậ tục, hương ước nên từ đây đã hình thành ý thức không tôn trọng pháp luật: phép vua thua lệ làng.

READ:  Đặc trưng của văn hóa làng và tác động của nó đến sự hình thành lối sống và cách tư duy, ứng xử của người Việt truyền thống

Nhà nước phong kiến Đại Việt được tổ chức theo mô hình nhà nước Trung Hoa kiểu nhà nước phong kiến trung ương tập quyền, đứng đầu nước là nhà vua, có quyền lực tuyệt đối. Cơ cấu bộ máy nhà nước gồm các tầng lớp: vua – quan lại – dân. Tuy nhiên nhà nước phong kiến Đại Việt có truyền thống dân chủ hơn. Vua được quan niện như bố mẹ của dân, rất gần dân, chăm lo cho dân, dân chủ còn bộc lộ qua truyền thống lãnh đạo tập thể, việc tuyển chọn người vào bộ máy quan lại của nhà nước… Quản lý xã hội bằng pháp trị kết hợp với đức trị.