Cho biết những thành công, hạn chế và giải pháp của Việt Nam trong thu hút FDI từ EU

1. Thành công của Việt Nam trong thu hút FDI từ EU:

Trong 22 năm qua, hợp tác đầu tư giữa EU và Việt Nam có nhiều bước phát triển nhảy vọt cả về chất và lượng. Nếu như khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao – năm 1990, các dự án đầu tư của EU vào chỉ đếm trên đầu ngón tay với số vốn ít ỏi; nhưng đến năm 2011 các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 971 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 9,211,400,718 USD (nguồn: cục đầu tư nước ngoài). Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 2009, EU là đối tác đầu tư vào Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỉ USD trong tổng số vốn FDI có tại Việt Nam Điều đó cho thấy cơ hội hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và EU là rất to lớn. Với đà này thì đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ còn tăng mạnh trong những năm tới. Tuy vậy sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa EU và Việt Nam là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

Nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, nhưng hầu hết tập trung trong các ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 50,1% trong tổng số FDI dự án và 50,6% trong tổng số cam kết đầu tư). Trong đó, khu vực công nghiệp nặng đã thu hút 180 dự án FDI vốn đầu tư gần 4,2 tỷ, và tiếp theo là khai thác dầu khí với 19 dự án trị giá 2,5 tỷ USD. EU đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chiếm khoảng 40% trong tổng số dự án và 42% tổng vốn đầu tư.Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cuối năm 2007, rõ ràng dòng đầu tư FDI đến từ EU có sụt giảm. Năm 2009, tỷ lệ đầu tư FDI của châu Âu cho

Việt Nam chiếm khoảng 18% tổng vốn FDI, sang năm 2011 thì con số đó chỉ còn 11% và có xu hướng tiếp tục giảm trong năm 2012 này.

Về các hình thức đầu tư thì cũng như hầu hết các nước khác đầu tư vào Việt Nam, các dự án FDI của EU với Việt Nam đa phần là liên doanh (122 dự án đang hoạt động chiếm 56,5% số dự án đang hoạt động và 40,2% tổng số vốn đầu tư đăng ký của EU). Điều đáng chú ý ở đây là các công ty đầu tư của EU đã có một vài hình thức đầu tư hợp doanh với Việt Nam với số vốn rất lớn, chỉ có 24 dự án hợp doanh thì có tới 1.865,5 triệu USD vốn đầu tư – chiếm tới 43,9% (bình quân một dự án là 77,73 triệu USD) đây là điều khác biệt so với khu vực hay các nước đầu tư khác, trong khi đó vốn 100% lại chiếm không đáng kể nếu so bình quân một dự án.

Theo số liệu năm 2011 của Cục đầu tư nước ngoài, Pháp là quốc gia đầu tư vào VN nhiều nhất trong khối EU với tổng số dự án lên tới 340 và số vốn đăng ký lên tới hơn 3 tỷ USD. Tiếp theo đó là CHLB Đức với 175 dự án với số vốn đăng ký hơn 900 triệu USD, Đan Mạch, Phần Lan, Italia.

2. Các vấn đề còn tồn tại của Việt Nam trong thu hút FDI từ EU

• Môi trường đầu tư ở VN còn yếu kém: mặc dù VN đã có ban hành luật đầu tư nước ngoài từ năm 2005, tuy nhiên, bộ luật này còn bộc lộ nhiều điểm yếu, chưa thực sự nắm bắt được tình hình kinh tế hiện tại. Hơn nữa, các thủ tục trong việc xin cấp phép đầu tư ở VN vẫn còn quá rườm rà, phức tạp. Ví dụ như để xin xét duyệt một hồ sơ đầu tư nước ngoài, đối với ở Singapore chỉ mất khoảng 1 tuần, nhưng ở VN, thời gian này có thể lên tới 1 tháng, 2 tháng, thậm chí là 3 tháng. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng ở VN vẫn chưa thực sự đồng bộ. Điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp EU khi đầu tư sang VN do vướng phải nhiều rào cản pháp lý không phù hợp.

• Hiệu quả sử dụng và quản lý vốn đầu tư chưa cao: hằng năm, có rất nhiều các dự án đầu tư lớn của các nước EU đổ vào VN với số vốn đăng ký rất lớn, lên tới hơn 1 tỷ USD. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân cho các nguồn vốn này thường chỉ đạt ở mức 50% hay thậm chí là chỉ khoảng 40%. Một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư EU dè dặt trong việc giải ngân vốn đó là do hiệu quả quản lý vốn đầu tư của doanh nghiệp VN còn thấp, đặc biệt là trong hình thức liên doanh.

• Mất cân đối trong cơ cấu đầu tư: phần lớn nguồn vốn FDI của EU vào VN tập trung vào các lĩnh vực Công nghiệp và xây dựng, trong đó chủ yếu là lĩnh vực khai thác dầu khí. Trong khi đó khu vực nông nghiệp và dịch vụ rất có tiềm năng nhưng vốn đầu tư vào 2 khu vực này lại rất thấp. Trong tương lại, VN cần có nhiều chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ EU sang các lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ để cải thiện cuộc sống cho người dân

READ:  Trình tự lựa chọn chiến lược kinh doanh?

• Trước tình trạng khủng hoảng nợ công đang diễn ra trên quy mô lớn và ngày càng phức tạp ở EU, việc giảm sút số vốn đầu tư của EU vào VN là điều không thể tránh khỏi. Sự giảm sút này cũng gây ra một số khó khăn cho VN, đặc biệt là đối với các dự án lớn, đang được thi công nhưng hiện tại phải ngừng lại do phía doanh nghiệp EU ngừng hoạt động, gây lãng phí nguồn lực và tiền của.

3. Biện pháp khắc phục

1.1 Giải pháp vĩ mô

1.1.1 Thay đổi về quan điểm nhận thức

Nhà nước cần có những giải pháp cấp bách, tập trung cao độ hỗ trợ cho các dự án đang hoặt động, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, có những cơ chế tài chính thích hợp nhằm tạo ra những ưu đãi cạnh tranh dối với khu vực để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn. Cần phải đổi mới tư duy kinh tế dồng bộ với tư duy chính trị, tư duy an ninh quốc phòng để xử lý đúng đắn mối quan thệ của cặp phạm trù kinh tế-chính trị, kinh tế – an ninh quốc phòng, kinh tế an ninh xã hội.

3.1.2 Nâng cao chất lượng quy hoạch thu hút đầu tư nước ngoài

Quy hoạch ĐTNN phải là bộ phận hữu cơ trong quy hoạch tổng thể các nguồn lực chung của cả nước, gồm vốn và các nguồn lực trong nước, vốn ODA, vốn ĐTNN trên cơ sở phát huy cao độ nội lực. Khuyến khích mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu và công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, điện tử , năng lượng những ngành ta có thế mạnh về ng uyên liệu và lao động. Cần có chính sách, cơ chế biện pháp để tạo bước chuyển căn bản hướng mạnh hơn nữa đầu tư nước ngoài vào xuất khẩu, góp phần tích cực làm biến đổi cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để thích ứng với điều kiện cạnh tranh mới. Bên cạnh những thị trường rộng lớn, hấp dẫn như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan mà muốn dành được thắng lợi với họ trong cuộc cạnh tranh này thì phải tọa môi trường đầu tư hấp dẫn hơn họ. Cuộc cạnh tranh mà diễn ra lien tục, mà nước nào cũng cần tìm ra những ưu đãi hấp dẫn hơn nước khác để chiếm ưu thế cạnh tranh. Do vậy chúng ta phải nhanh chóng xây dựng một hệ thống chính sách để cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật.

3.1.3 Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động, xúc tiến đầu tư

Công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được dổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, theo một kết hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả. Trước hết, cần xác định xúc tiến đầu tư, cũng như xúc tiến thương mại, là nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước, của các Bộ, ngành các tỉnh , Ban quản lý các khu công nghiệp. Cần thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm ở nước ngoài để chủ động vận động thu hút vốn đầu tư. Ngân sách nhà nước cần dành một khoản kinh phí thỏa đáng cho công tác vận động, xúc tiến đầu tư.

3.1.3 Đẩy mạnh đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng

Đây là một công việc đòi hỏi nhiều thời gian, sức lực cũng như tiền của và đây là một công việc cấp bách trước mắt cần phải làm ngay. Chính vì sự yếu kém của cơ sở hạ tầng mà đã gây ra sự trở ngại đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta nên chọn một số dự án cần đòi hỏi có công nghệ và kỹ thuật cao là các dự án theo kiểu phương thức BOT để đạt được những tính năng cần thiết.

3.1.4 Tăng cường xúc tiến thương mại với từng nước EU

Nếu khả năng thương mại được tăng cường với cả khối cũng như từng nước EU thì chắc chắn đầu tư trực tiếp của từng nước sẽ tăng lên. Chúng ta phải gắn thương mại với đầu tư, coi hai yếu tố này luôn luôn bổ sung và hỗ trợ cho nhau, dung yếu tố thương mại làm nhân tố gián tiếp dể thu hút thêm đầu tư từ phái bạn. Đặc biệt Việt Nam có một số các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU như thủy hải sản,dệt may, chúng ta sẽ khuyến khích các nhà đầu tư của EU đầu tư vào trong các lĩnh vực này sau đó các mặt hàng này lại xuất khẩu sang EU nhưng sẽ dễ dàng hơn vì nó đặt được những tiêu chuẩn chất lượng do EU đề ra.

READ:  70 đề trắc nghiệm có đáp án môn bảo hiểm xã hội

3.1.5 Nâng cao quản lý sử dụng đối với nguồn vốn FDI

Cần triệt để và kiên quyết hơn trong việc quy định rõ ràng, minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp; công khai các quy trình, thời hạn, trách nhiệm xử lý các thủ tục hành chính trong lĩnh vực ĐTNN; duy trì thường xuyên các cuộc gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng các nhà đầu tư.

3.2 Giải pháp vi mô

3.2.1 Đào tạo cán bộ

Tăng cường mở các lớp dưới nhiều hình thức và quy mô khác nhau để đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức về hợp tác đầu tư nước ngoài cho cán bộ và công nhân Việt Nam.

Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý dự án đầu tư, cán bộ chuyên ngành phối hợp với địa phương và đầu tư mở các lớp đào tạo cán bộ chủ chốt của xí nghiệp lien doanh, doanh nghiệp nhận vốn đầu tư nước ngoài.

Giám đốc đang điều hành doanh nghiệp phải là những người có khả năng làm việc trên tinh thần hợp tác và có hiểu biết sâu sắc về ngành, thị trường, khách hàng. Sự hiểu biết này sẽ tạo ra sự an tâm cho các nhà đầu tư vốn ít liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Họ tin rằng các nhà quản lý tinh thông là những người biết được sự chuyển biến của thị trường và có khả năng đưa doanh nghiệp của mình đi đúng hướng.

Tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế để đào tạo cán bộ

3.2.2 Các doanh nghiệp cần kinh doanh đa dạng và các sản phẩm phải đảm bảo chất lượng.

Doanh nghiệp sẽ ít có cơ hội tăng trưởng nếu chỉ kinh doanh một loại sản phẩm đặc thù mà khác hàng ít có nhu cầu. Hãy chứng tỏ cho các nhà đầu tư thấy rằng doanh nghiệp có thể tăng quy mô hoạt động lên nhiều lần để khẳng định một chỗ đứng quan trọng trên thị trường. Các nhà đầu tư luôn cảm thấy hứng thú với việc đầu tư vào các doanh nghiệp đang có thị trường tăng trưởng nhanh. Họ muốn biết rằng quy mô thị trường của doanh nghiệp ra sao, thị phần của doanh nghiệp như thế nào và có những dấu hiệu nào cho thấy doanh nghiệp sẽ mở rộng được thị phần

3.2.3 Các doanh nghiệp cần minh bạch hóa dự toán và sổ sách tài chính.

Các nhà đầu tư thường có quan niệm không giống nhau. Một số nhà đầu tư chỉ ưu tiên đầu tư vào những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi trước mắt. Một số khác lại không xem trọng điều này, mà hướng đến kết quả kinh doanh lâu dài. Tuy nhiên, cả hai nhóm nhà đầu tư này đều đặt ra một tiêu chuẩn chung trước khi đầu tư là kiểm tra xem doanh nghiệp có hiểu rõ nhữgn yếu tố cơ bản trong mô hình kinh doanh của mình và có một hệ thống sổ sách kế toán rõ ràng, ghi chép đầy đủ về “sức khỏe tài chính” của doanh nghiệp không.

3.3.4 Các doanh nghiệp cần tạo dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường .

Tất cả các nhà đầu tư đều muốn đưa tiền vào những Công ty mạnh, có sản phẩm mang những nét độc dáo, nổi bật. Để biết được sản phẩm hay dịch vụ của mình có mang tính đắc thủ và có khả năng cạnh tranh hay không, doanh nghiệp hãy so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và các sản phẩm thay thế. Một trong những dấu hiệu về mặt tài chính để thấy được sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp vẫn còn chỗ đứng trên thị trường là tỷ lệ lợi nhuận cao. Đối với một Công ty kinh doanh sản phẩm, tỷ lệ lãi ròng là thước đo rất tốt để phản ánh giá trị tăng thêm mà doanh nghiệp đã đưa vào sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp làm dịch vụ, lãi ròng chính từ hoạt động phục vụ trực tiếp cho khách hàng sẽ có ý nghĩa hơn các khoản thu khác

3.3.5 Một số giải pháp khác

Các DN cần chủ động hơn nữa trong việc xúc tiến thu hút FDI như: xây dựng các trang Web riêng giới thiệu về công ty,tham gia các hội chợ và diến đàn DN quốc tế, nắm bắt kinh thời những chủ trương và chính sách của nhà nước.

Chủ động đâu tư vào máy móc, công nghệ nhằm nâng cao sức sản xuất, tạo nên những sản phẩm có chất lượng tốt, khả năng cạnh tranh cao.