đảng Lao động Việt Nam đã căn cứ vào điều kiện như thế nào để đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam ? Nội dung của kế hoạch đó là gì ? Khái quát diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 của quân dân ta ở miền Nam Việt Nam.

1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam

Cuối năm 1974 đầu năm 1975, trong tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng, Bộ chính trị Trung ương đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, nhưng nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”.

2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

a. Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975)

  • Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng mà ta và địch cố nắm giữ. Nhưng do nhận định sai hướng tiến công của ta, địch chốt giữ ở đây một lực lượng mỏng… Bộ Chính trị quyết định chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975.
  •  Ngày 10/3/1975, sau khi đánh nghi binh ở Pleiku, Kontum, ta tiến công và giải phóng buôn Mê Thuột. Ngày 12.03, địch phản công chiếm lại nhưng không thành.
  • Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.
  • Ngày 24/03/1975, ta giải phóng Tây Nguyên với 60 vạn dân.

Ý nghĩa: Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

b. Chiến dịch Huế −đà Nẵng (21/3 đến 29/03/1975)

  • Trong khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, trước hết là chiến dịch giải phóng Huế −đà Nẵng.
  • Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/03 quân ta đánh thẳng vào căn cứ, chặn đường rút chạy và bao vây địch trong thành phố.
  • 25/03, ta tấn công vào Huế và hôm sau (26/03) giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên. – Trong cùng thời gian, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, uy hiếp đà Nẵng từ phía Nam. đà Nẵng rơi vào thế cô lập, hơn 10 vạn quân địch bị dồn ứ về đây trở nên hỗn loạn, mất hết khả năng chiến đấu.
  • Sáng 29/3 quân ta tiến công đà Nẵng, đến 3 giờ chiều ta chiếm toàn bộ thành phố.
  • Cùng thời gian này, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một số tỉnh ở Nam Bộ lần lượt được giải phóng.
READ:  Bằng những sự kiện lịch sử trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, hãy làm rõ: Nghệ An - Hà Tĩnh là nơi phong trào cách mạng diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ nhất và là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 đến 30/4/1975)

  • Sau hai chiến dịch, Bộ chính trị nhận định: “Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam… trước tháng 5/1975” với phương châm “ thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên “Chiến dịch Hồ Chí Minh”.
  • Trước khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh, quân ta đánh Xuân Lôc, Phan Rang – những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ phía đông Sài Gòn, làm Mỹ – nguỵ hoảng loạn.
  • 18/4/1975 : Tổng thống Mỹ ra lệnh di tản người Mỹ .
  • 21/4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống.
  • 17 giờ ngày 26/4, quân ta mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
  • 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng của ta tiến vào Dinh độc Lập, bắt sống taòn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
  • 11 giờ 30 phútcùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà Phủ tổng thống, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
  • Các tỉnh còn lại của Nam Bộ, nhân dân đã nhất tề nổi dậy và tiến công theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh .
  • Ngày 2/5/1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng.
READ:  Những thành tựu cơ bản của văn minh thế giới nửa thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI

Mở rộng :Sự chỉ đạo quân sự tài tình của đảng ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được thể hiện ở những điểm nào ? Hãy nêu và phân tích.

  • Biết chớp đúng thời cơ và đề ra chủ trương chính xác, kịp thời (phân tích).
  • Kết hợp tổ chức tiến công và nổi dậy (phân tích).
  • Chỉ đạo sự phối hợp giữa chiến trường chính và phụ (phân tích).
  • Nghệ thuật tác chiến tài giỏi và điêu luyện của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thể hiện qua việc:
    • Chọn điểm tiến công : Buôn Ma Thuột (phân tích).
    • Nghệ thuật nghi binh, giữ bí mật, đánh bất ngờ.
    • Nghệ thuật chi cắt chiến dịch.
    • Linh hoạt trong chiến đấu.