Đề cương ôn tập Dự báo phát triển kinh tế xã hội

Tài liệu đề cương ôn tập Dự báo phát triển kinh tế xã hội gồm 2 phần: Hình thức thi và Nội dung ôn tập (gồm 2 phần nhỏ: Lý thuyết và Bài tập), mời bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các đề thi ở các khóa trước ở đây.

[toc]

I. HÌNH THỨC THI:

1. Trắc nghiệm phần lý thuyết, bài tập tính toán.
2. Thời gian làm bài: 90 phút.
3. Cơ cấu đề thi:
3.1. Câu hỏi trắc nghiệm (3 điểm cho 10 câu): lựa chọn 1 phương án đúng trong 4 phương án đã cho.
3.2. Câu hỏi đúng ( sai) và giải thích: 2 điểm cho 4 câu.
3.3. Bài tập (5 điểm):
a) Bài tập 1: ( 1,5 điểm) với các dạng: San mũ bất biến, Bài tập phương pháp chuyên gia.
b) Bài tập 2 ( 3,5 điểm): Với các dạng còn lại ở Mục II – phần B.

II. NỘI DUNG ÔN TẬP:

A. Phần lý thuyết

1. Khái niệm dự báo, bản chất dự báo, phân loại dự báo, cơ sở khoa học.
2. Vai trò của dự báo trong: Quản lý, kế hoạch hóa, hoạch định chính sách.
3. Phân biệt dự báo với foresight, giữa quản lý phản ứng và quản lý dự báo.
4. Khái niệm, nội dung của dự báo phát triển kinh tế – xã hội.
5. Các nguyên tắc trong dự báo ( chú trọng 2 nguyên tắc đầu).
6. Quy trình chung thực hiện dự báo phát triển kinh tế – xã hội.
7. Phân loại các phương pháp dự báo.
8. Các phương pháp đánh giá dự báo.
9. Chuỗi thời gian và xử lý‎ sơ bộ chuỗi thời gian.
10. Xu thế và thành phần dư của chuỗi thời gian .
11. Các phương pháp phát hiện xu thế của chuỗi thời gian.
12. Bản chất của mô hình san mũ.
13. Nguyên tắc và cơ sở khoa học của mô hình san mũ bất biến, san mũ xu thế bậc 1.
14. Phương pháp xác định tham số san tối ưu trong mô hình dự báo san mũ.
15. Nguyên tắc xây dựng mô hình biến động thời vụ.
16. Nội dung và quy trình thực hiện phương pháp Winter dự báo biến động thời vụ.
17. Phương pháp nhận dạng mô hình tăng trưởng và bão hoà: Hàm mũ, hàm Logistic , hàm Gompert.
18. Quy trình thực hiện dự báo bằng phương pháp Box-Jenkins ( Mô hình ARIMA).
19. Nắm vững các nội dung: chuỗi thời gian dừng và cách nhận biết, kiểm định chuỗi thời gian dừng, Chuỗi thời gian không dừng và xử lý nó, mô hình ARMA và ARIMA, phương pháp nhận dạng mô hình ARIMA, kiểm định sự phù hợp của mô hình.
20. Bản chất của dự báo bằng mô hình nhân tố, nguyên tắc lựa chọn nhân tố của mô hình nhân tố, cách thức sử dụng mô hình nhân tố trong dự báo.
21. Phân biệt mô hình cân đối liên ngành tĩnh và mô hình cân đối liên ngành động.
22. Nắm vững nội dung kinh tế của các chỉ tiêu trong bảng cân đối liên ngành: Hệ số chi phí trực tiếp, hệ số chi phí toàn bộ, sản phẩm trung gian, sản phẩm cuối cùng, giá trị gia tăng, giá trị sản xuất, cơ cấu kinh tế và hệ số chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hệ số lan tỏa, độ nhạy,…
23. Phương pháp chuyên gia trong dự báo: khái niệm, cơ sở khoa học, phạm vi áp dụng.
24. Phương pháp đánh giá của chuyên gia.
25. Yêu cầu đối với các nhóm chuyên gia và quy trình lựa chọn, thành lập nhóm chuyên gia.
26. Phương pháp đánh giá năng lực của chuyên gia.
27. Yêu cầu về phẩm chất của chuyên gia dự báo.
28. Các phương pháp trưng cầu ý kiến chuyên gia.
29. Phương pháp Delphi, đặc điểm và quy trình thực hiện.
30. Phương pháp “tấn công não”: khái niệm, nội dung, ưu nhược điểm.

READ:  Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội?

B. Phần bài tập

1. Phương pháp ngoại suy xu thế dự báo ( Dạng Hàm tuyến tính bậc nhất, bậc 2 và hàm mũ).
2. Phương pháp san mũ bất biến.
3. San mũ xu thế của Holt.
4. Phương pháp chỉ số dự báo biến động thời vụ.
5. Mô hình nhân tố dự báo với 1 hoặc 2 nhân tố.
6. Mô hình cân đối liên ngành tĩnh và mô hình cân đối liên ngành động.
7. Bài tập phương pháp chuyên gia ( Dự báo thời gian xuất hiện sự kiện và đánh giá tầm quan trọng của sự kiện trong tương lai).