Dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp là gì? Ưu và nhược điểm của 2 loại dữ liệu này?

A. Dữ liệu sơ cấp:

– Là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên cứu

VD: Những dữ liệu có liên quan đến điều kiện ăn ở sinh hoạt của sinh viên thì không có sẵn, chúng ta phải trực tiếp thu thập từ sinh viên

B. Dữ liệu thứ cấp:

– Là dữ liệu thu thập từ những nguồn có sẵn, thường là những dữ liệu đã qua tổng hợp, xử lý.

VD: Những dữ liệu liên quan đến kết quả học tập của sinh viên có thể lấy từ phòng đào tạo như điểm trung bình, số môn thi lại,…

C. Ưu nhược điểm:

Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp
Ưu điểm Đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu Thu thập nhanh

Ít tốn kém chi phí

Nhược điểm Tốn kém chi phí và thời gian khá nhiều Đôi khi ít chi tiết

Không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu

D. Xác định nguồn thu thập 2 loại dữ liệu này:

* Nguồn thu thập dữ liệu sơ cấp:

Người nghiên cứu tự thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn cung cấp thông tin khác nhau như: người chủ hộ gia đình, người đại diện doanh nghiệp hay cá nhân,… bằng các phương pháp:

  • Quan sát
  • Phỏng vấn

+ Thử nghiệm: người nghiên cứu đo đạc và thu thập dữ liệu trên các biến kết quả trong các điều kiện khác nhau của các biến nguyên nhân có ảnh hưởng đang nghiên cứu.

  • Điều tra
  • hảo luận nhóm

* Nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp:

• Nếu nguồn dữ liệu nội bộ thì tìm đến nguồn thông tin tổng hợp(hệ thống thông tin quản trị) của Doanh nghiệp để thu thập.

• Nếu nguồn dữ liệu lấy từ bên ngoài thì tìm đến:

  1. Các cơ quan nhà nước: tổng cục thống kê, Cục Thống kê,Phòng thông tin của Bộ thương mại,Phòng Thương mại và Công nghiệp,và các Bộ, tổng cục đều có bộ phận chuyên cung cấp thông tin hoặc xuất bản sách báo
  2. Thư viện các cấp: Trung ương,tỉnh(thành phố), quận(huyện), các trường đại học,viện nghiên cứu.
  3. Truy cập Internet: ngày nay ta có thể đọc được những thông tin thời sự được cập nhật các ấn bản trên mạng.

• Ngoài ra một số nguồn dữ liệu dưới đây có thể là quan trọng cho các nghiên cứu của chúng ta bao gồm:

  1. Các báo cáo của chính phủ, bộ ngành, số liệu của các cơ quan thống kê về tình hình kinh tế xã hội, ngân sách quốc gia, xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài, dữ liệu của các công ty về báo cáo kết quả tình hình hoạt động kinh doanh, nghiên cứu thị trường…
  2. Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học
  3. Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí khoa học chuyên ngành và tạp chí mang tính hàn lâm có liên quan
  4. Tài liệu giáo trình hoặc các xuất bản khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là các bài báo cáo hay luận văn của các sinh viên khác (khóa trước) trong trường hoặc ở các trường khác.
READ:  Phương pháp thiết kế nghiên cứu quan sát và tính ứng dụng của phương pháp này?