Đường lối đổi mới? vì sao phải đổi mới, phương hướng đổi mới? nội dung đổi mới? vì sao phải thực hiện sự nghiệp đổi mới?

Đổi mới là phù hợp với xu thế chung của thời đại

Xuất phát từ bản chất cách mạng và khoa học của CN mác lenin: “ đổi mới là đặc tính của cách mạng Xã hội chủ nghĩa” ; “cơ sở kinh tế của Chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là nền đại công nghiệp cơ khí”.

Khi bước vào những năm 80 của thế kỉ XX trình độ về quốc tế hoá về kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc. Nếu ta không nằm trong quỹ đạo ta sẽ bị bật ra khỏi thế giới do đó ta phải đổi mới chính sách.

Nếu có đường lối đúng ta không những tận dụng được nguồn vốn mà còn vận dụng được cả thị trường do đó phải năng động đổi mới.

Những năm đầu của thập kỷ 80 đặc biệt năm 85 trở đi Liên xô và các nước đông âu nổi lên làn sóng cải cách , cải tổ cơ chế quan liêu bao cấp của Chủ nghĩa xã hội làm cho nó lâm vào khủng hoảng và thời kì nàylà thời kì khủng hoảng nhất của chế độ quan liêu bao cấp dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở đông âu . Trong khi đó các nước TBCN biết vươn lên lấy cơ hội để phát triển và có nhiều thành tựu:

  • ở châu á Trung quốc đã khởi xướng công cuộc cải cách cải tổ từ đại hội 12 tới đại hội 13.
  • Trên thế giới việc đổi mới trở thành nhu cầu tất yếu , là nhiệm vụ sống còn đối với mọi quốc gia, do đó Việt Nam phải đổi mới.
  • Thực tiễn ở Việt Nam sau 80 năm chiến tranh nhân dân chịu nhiều đau khổ , mọi người muốn sống một cuộc sống hạnh phúc hoà bình ấm no và chất lựơng cuộc sống . Đ cố gắng tìm tòi chính sách mới nhưng càng làm càng sụp đổ , một số chủ trương chính sách về kinh tế và xã hội đều được nghiên cứu nhưng khi thực hiện lại biểu hiện những sai lầm , những hạn chế , mắc những sai lầm khuyết điểm lớn: Nguyện vọng của đất nước như vậy nhưng ta làm ko đúng gây ra lạm phát , tiêu cực rất nhiều , làm lòng tin của dân đối với Đ giảm sút do đó phải nhanh chóng đổi mới

Nội Dung Đổi Mới: đổi mới toàn diện

  • Trước hết đổi mới về tư duy kinh tế.
  • Đổi mới về tổ chức.
  • Đổi mới về đội ngũ cán bộ.
  • Và đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đ.

Vì sao phải đổi mới tư duy

  • Bởi tư duy là trình độ cao của nhận thức (là toàn bộ những hiện thực khách quan phản ánh vào đầu óc con người mà nhận thức và so sánh tập hợp được sự vật hiện tượng) đổi mới phơng pháp tư duy dẫn tới hành động nhận thức cao – lí luận cao
  • Từ quan điểm của CN mac lênin về vai trò của lí luận và tư duy lí luận “ không có tư duy con người thì không có lao động cách mạng” chỉ có lực lượng cách mạng mới có phong trào cách mạng , phải có lực lượng tiên phong mới đảm đương được nhiệm vụ tiên phong.
  • Lực lượng cách mạng khoa học phản ánh đúng đắn hiện thực khách quan thì thúc đẩy sự phát triển của lực lượng và ngược lại. Mà Đ ta lãnh đạo cách mạng bằng đường lối mà đường lối chính là tư duy cao. Nếu đường lối đúng XH sẽ phát triển còn đường lối sai sẽ kìm hãm sự phát triển.
  • Nhận thức chưa dúng quy luật kinh tế khách quan: quan hệ sản xuất fù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  • Quy luật phổ biến trong thời kì quá độ : trong thời kì quá độ phải sản xuất hàng hoá do đó có nhiều thành phần kinh tế dẫn đến có bóc lột ( thuê CN) trong thời kỳ này đổi mới tư duy là đổi mới về nhận thức. Song đổi mới không có nghĩa là phủ nhận tất cả những thành tựu đã đạt được mà là bổ xung phát triển những thành tựu ấy. đổi mới tư duy kinh tế là trọng tâm
  • Bởi kinh tế là nền tảng là cơ sở tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia . Nếu đổi mới về tư duy kinh tế sẽ tạo ra khả năng phát triển đất nước . Vật chất quyết định mọi vấn đề khác trên cơ sở đó sẽ có những cái khác.
  • Thực tế đất nước ta giai đoạn đó chỉ có thể phát triển kinh tế thì mới có thể tạo ra những bước đi vững chắc.
READ:  Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?

Phương hướng đổi mới

  • Phương hướng chung: đổi mới tư duy trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, đổi mới về quan điểm, bước đi, cách làm cho phù hợp với những quy luật khách quan của Chủ nghĩa xã hội.
    Đổi mới tư duy nhằm làm cho SX phát triển, tạo ra đời sống vật chất tinh thần ngày càng cao cho toàn XH.
  • Đổi mới tư duy không phải là mục đích mà là phương tiện để đạt được mục đích xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội.
  •  Đổi mới tư duy phải nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của CN mac- lenin và tư tưởng HCM.
  • Phương hướng cụ thể : có những quan điểm trước đây đúng , nay trong đIều kiện mới không còn phù hợp phải thay đổi: Như: có những quan điểm trước đây đúng nay vẫn đúng (trong đk mới) nhưng do thực tiễn không ngừng phát triển, những quan niệm ấy không còn đáp ứng nhu cầu mới, phải bổ sung phát triển cho phù hợp .
  • Có những quan niệm trước đây đúng nay vẫn đúng nhưng do ta hiểu sai, nay phải hiểu lại, làm lại cho đúng ( QHSX phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lương sản xuất …)
READ:  Phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.

Những nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới

  • vì sao phải nêu ra nguyên tắc chỉ đạo công cuộc đổi mới
    • Lý luận : sau 2 năm thực hiện công cuộc đổi mới ta đã giải phóng được sức SX, dân chủ được phát triển, chiến lược bảo vệ tổ quốc được điều chỉnh hợp lí .QHSX được mở rộng nhưng đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội: nhiều người nảy sinh tư tưởng bi quan hoài nghi con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội.
  • Tình hình thế giới và các nước Xã hội chủ nghĩa có nhiều biến động và biến động rất phức tạp, sự tan rã của các nước Xã hội chủ nghĩa bắt đầu hình thành Chủ nghĩa xã hội Liên Xô tan dã, ở TQ nền dân chủ không đi liền với chủ trương, tự do hoá dân chủ đã bị người dân TQ lợi dụng để đòi hỏi những quyền lợi và cuộc sống đầy đủ sung túc.
  • Nội dung của nguyên tắc:
    • Đổi mới ko phải là thay đổi mục tiêu Xã hội chủ nghĩa mà là cho mục tiêu ấy được thực hiện tốt hơn = quan niệm đúng đắn, hình thức, biện pháp và bước đi thích hợp.
    • Đổi mới không phải là xa rời CN mac lenin mà là vận dụng sáng tạo học thuyết mac lênin và khắc phục những quan niệm không đúng về học thuyết đó.
    • Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị phải nhằm tăng cường chứ không phải làm suy yếu sức mạnh của chuyên chính vô sản.
    • Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự nghiệp XD Chủ nghĩa xã hội song dân chủ phải có lãnh đạo , lãnh đạo phải dựa trên cơ sở dân chủ, dân chủ với nhân dân nhưng phải chuyên chính với kẻ thù.
    • Kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế Xã hội chủ nghĩa , kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

Kết luận: coi 5 nguyên tắc trên là sự thống nhất tư tưởng hành động, là những kinh nghiệm những bài học được rút ra tư thực tiễn để chỉ đạo công cuộc đổi mới