Giải thích khái niệm Tư tưởng Đất Nước của nhân dân
So với văn học trung đại thì Văn học trung đại thường lấy hình ảnh Đất nước để biểu tượng cho quyền lực của vua chúa “Sông núi nước Nam vua Nam ở”. Đất Nước ấy trong quan niệm là của vua. Thời đại NKĐ người ta nhìn thấy sức mạnh của nhân dân, đóng góp to lớn của nhân dân nên hình thành ĐN của nhân dân vì do chính nhân dân dựng nên.
Biểu hiện cụ thể trong đoạn trích
- Đất nước trong chương thơ đã được nhìn ở tầm gần. Nó hiện lên với vẻ dung dị, gần gũi. Đó là văn hóa người Việt với phong tục tập quán, truyền thống từ ngàn đời nay gắn bó với con người. gần gũi bình dị như cái kèo cái cột thành tên, tóc mẹ thì búi sau đầu, như miếng trầu bà ăn, câu chuyện bà kể… truyền thống nông nghiệp lúa nước, truyền thống đánh giặc.
- Khi nói về lịch sử và địa lý của đất nước, tác giả chú ý đến đóng góp của những con người vô danh. Nhân dân là những con người vô danh, họ “Sống giản dị/ Chết bình tâm/ Nhưng họ đã làm ra đất nước”. Họ góp thân mình cho núi vọng phu, hòn trống mái; họ làm nên “Tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân”.
- Đất Nước trên bình diện không gian địa lý: gắn bó thân thuộc với mỗi con người Việt Nam như con đường tới trường, dòng sông, nơi ta hò hẹn là Trường Sơn, là biển Đông hùng vĩ , bao la rộng lớn “Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc/ con cá ngư ông móng nước biển khơi”. Những danh lam thắng cảnh như: núi vọng phu, hòn trống mái, vịnh Hạ Long… Đất Nước là địa bàn cư trú lâu đời của người Việt “Đất là nơi dân mình đoàn tụ”.
- Đất nước của ca dao thần thoại là đất nước gần gũi, tươi đẹp, mặn m