Em hãy tả con gà mái

Con gà mái

Chíp chíp! Chíp chíp! Chíp chíp!… Tiếng kêu của các chú gà con mới nở vừa được mẹ cho xuống ổ rộn ràng trên sân trường. Em vội chạy đi lấy tấm cho chúng ăn. Chắc là chúng đói lắm.

xem thêm bàiVăn miêu tả là gì / Tả một con gà trống / Tả con công / Tả con chó / Tả con khỉ

Mẹ của đàn gà con là chị Gà ri hiền hậu. Với bộ lông màu mận chín, chị nổi bật hẳn giữa bầy con xinh đẹp như những cuộn tơ vàng đang lăn tròn, lăn tròn giữa sân. Dạo này tuy đã có con nhưng chị vẫn còn giữ lại chút nét đẹp của một thời con gái. Chỉ khác là cái mào đỏ xưa nay chuyển sang đỏ sẫm, xệ xuống cùng một cái mỏ cong đen và dữ tợn hẳn lên. Mỗi lần thấy ai đến gần đàn con, chị xù ngay lông, đôi mắt quắc lên những tia dữ tợn, nghi ngờ. Hai con mắt tròn xoe luôn lấp lánh của chị lúc nào cũng liếc ngang, liếc dọc, như vừa tìm mồi, vừa trông chừng đàn con thơ dại. Hai cánh của chị bây giờ xù lông phồng, cặp chân to thấp bọc một lớp vảy cứng màu vàng luôn lấm láp vì bới đất tìm mồi.

Đàn con của chị mười hai đứa, đứa nào cũng xinh xắn và trông mới dễ thương làm sao. Tuy cũng một mẹ đẻ ra nhưng mỗi đứa một bộ lông hơi khác nhau: đứa thì vàng tươi, đứa thì điểm thêm một vài chấm nâu nhạt trên lưng, đứa thì hai bên cánh có những chấm nâu sẫm. Nhìn chung cả đàn là một màu vàng óng bao trùm trông thật thích mắt! Con nào con nấy với những chiếc lông tơ mới nhú, mềm mại, mịn như nhung, tròn như cuộn len nhỏ. Đầu gà con nhỏ xíu. Em yêu nhất ở chúng là đôi mắt như những hạt cườm đen nhánh, long lanh như một hạt mưa xuân và chiếc mỏ nhọn vàng ươm, lúc nào cũng chíp chíp làm rộn cả góc sân. Ôi chao! Cặp chân mỏng manh như hai cây tăm của chúng chạy nhanh thoăn thoắt.

READ:  Biện pháp nghệ thuật trong câu thơ Đêm đêm tiếng thậm tiếng thình

Sáng nào cũng thế, chị cùng đàn con đi khắp sân; chỗ nào có đất, chị dùng đôi chân bới tung tóe, mổ lia lịa. Gặp được hạt thóc, chị tróc ra thành hạt gạo ghè thành nhiều mảnh rồi cục cục gọi con. Cứ nghe tiếng kêu của mẹ là đàn gà con líu ríu chạy tới, tranh nhau miếng mồi mẹ cho. Có con yếu bị té lăn chiêng nhưng rồi cũng đứng dậy tranh tiếp. Một con lanh lợi tha được mồi tách ra định ăn riêng nhưng bị ba bốn con khác rượt theo, giành lại. Những lúc đó khoảnh sân nhà em ồn ào hẳn lên.

Gà mẹ đủng đỉnh đi trước, la cà từ chỗ này sang chỗ khác để đi kiếm mồi, vừa đi vừa gọi:
– Cục, cục, nhanh lên các con!
Đàn gà con ùa nhau chạy theo mẹ. Một chú gà con bị vấp ngã, hai chân nhỉ huơ huơ lên trời. Chị đến đỡ con dậy:
– Cục, cục, đừng chạy quá, kẻo lại ngã nữa nghe con!
Mỗi lần kiếm ăn xong chị dẫn con đến nắm ngay dưới gốc tre già. Lũ con xúm xít quanh chị, chúng chen chúc nhau, đứa rúc vào cánh, đứa chui vào đuôi để chị ấp ủ. Có con nghênh đầu lên qua kẽ cánh của mẹ, để lộ hai con mắt đen láy.

READ:  Tìm hiểu Văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Một vài con cứng cáp, nghịch ngợm, nhảy lên lưng mẹ hoặc lang thang bên ngoài một cách khá mạo hiểm. Bỗng oác! oác!, tiếng kêu thất thanh của gà mẹ làm náo động cả bầy con. Chúng vội vàng chạy núp vào bụi rậm. Tiếng chiêm chiếp im bặt. Thì ra gà mẹ thoáng thấy bóng diều hâu từ trên cao lao xuống.
Nhanh như chớp, gà mẹ lao tới ứng chiến, dùng mỏ mổ thẳng vào đầu diều hâu. Diều hâu bị đau và lỡ đà loạng choạng chúi xuống rồi gượng lại được, bay vọt lên cao. Hai con mắt thao láo như tiếc miếng mồi ngon. Gà mái vẫn xù cổ, xù cánh, đau đáu nhìn theo, ánh mắt vằn vện căm giận. Nó tuy hiền lành, yếu đuối, nhưng vì lòng thương con đã trở nên gan dạ, dám chiến đấu chống kẻ thù để bảo vệ bầy con. Thật giống tình thương của mẹ thường dành cho chúng em.
Sau cơn nguy hiểm, chị gà mái lại bình thản dẫn đàn con đi kiếm mồi và cứ luôn miệng nhắc các con:
– Cục, cục, đừng đi xa các con nhé!