Ghi nhận ban đầu và ghi nhận sau ban đầu, dừng ghi nhận tài sản tài chính

1. Ghi nhân ban đầu:

– Điều kiện ghi nhận: Một đơn vị được ghi nhận một tài sản tài chính trong BCĐKT khi và chỉ khi các đơn vị đó trở thành một bên quy định trong hợp đồng dự phòng về các công cụ tài chính.

– Giá trị ghi nhận:

  • Đối với Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý và Tài sản tài chính khác được ghi nhận theo giá tri hợp lý.
  • Đối với khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, khoản cho vay và phải thu đươc ghi nhận theo giá mua công với chi phí giao dịch.

2. Ghi nhận sau ban đầu:

– Khoản cho vay và phải thu:

Cuối mỗi kỳ kế toán, kế toán phải đánh giá lại giá trị của khoản mục phải thu và lập dự phòng tương ứng.Dự phòng được lập theo nguyên tắc Thận trọng và dựa trên các ước tính kế toán về giá trị hợp lý của khoản phải thu.

– Đầu tư giữ đến ngày đáo hạn: Ghi theo phương pháp chi phí phân bổ:
Amortised cost = Historical cost – (or +) Amortisation of Premium (or Discount) – Impairment losses (if any)

– Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý

Được ghi nhận qua giá trị hợp lý. Bất kì sự thay đổi của giá trị hợp lý trong thời gian nắm giữ được ghi nhận thẳng vào thu chi tài chính trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

READ:  Những nội dung chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế của Malaysia

– Tài sản tài chính khác

Được ghi nhận qua giá trị hợp lý, ngoài ra trong môt số trường hơp được ghi nhận theo giá gốc. Sự thay đổi về giá tri trong thời gian nắm giữ được ghi nhận ngay vào VCSH.

3. Dừng ghi nhận Tài sản tài chính:

– Khái niệm: Theo khoản 13 điều 3 Thông tư Số: 210 /2009/TT-BTC:

Dừng ghi nhận là việc đưa tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính trước đây đã được ghi nhận ra khỏi bảng cân đối kế toán.

– Điều kiện:

Theo IAS 39, điều kiện để dừng ghi nhận một tài sản tài chính: Một doanh nghiệp sẽ xóa bỏ 1 tài sản tài chính khi và chỉ khi:

  • Quyền được ghi nhận trong hợp đồng đối với dòng tiền từ tài sản tài chính hết thời hạn.
  • Chuyển giao tài sản tài chính đã được đề ra và những điều kiện chuyển giao cho việc xóa bỏ.

– Xóa bỏ tài sản tài chính.

Xóa bỏ hoàn toàn tài sản tài chính: Khi chuyển giao một tài sản tài chính được chấm dứt ghi nhận hoàn toàn lấy một tài sản tài chính mới

Xóa sổ 1 phần tài sản tài chính: Khi doanh nghiệp chuyển giao 1 tài sản tài chính mà vẫn giữ lại quyền kiểm soát tài sản chuyển giao. Khi đó, doanh nghiệp tiếp tục ghi nhận tài sản chuyển giao trong phạm vi tiếp tục liên quan của doanh nghiệp, phần còn lại không nắm trong phạm vi tiếp tục liên quan của doanh nghiệp thì sẽ bị xóa bỏ.

READ:  Khái niệm và cơ sở của hoạch định chính sách xã hội?

Tóm lại có thể tóm tắt việc ghi nhận ban đầu, sau ban đầu và dừng ghi nhận Tài sản tài chính theo bảng sau:

Nhóm Tài sản tài chính Đo lường ban đầu Đo lường sau ban đầu Chênh lêch giá tri ghi nhận vào
1.Tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý Giá tri hợp lý Giá tri HL Thu chi tài chính
2.Đầu tư giữ đến ngày đáo hạn Giá mua+CP giao dịch Giá trị phân bổ Thu chi tài chính
3.Cho vay và phải thu Giá mua+CP giao dịch Giá trị phân bổ Thu chi tài chính
4.Tài sản tài chính khác Giá tri hợp lý Giá tri HL/Giá gốc Vốn chủ sở hữu