Những đối tượng nào được đăng ký tuyển dụng vào công chức?

A. Giải thích khái niệm tuyển dụng

Tại mục 5, điều 3 của N§ 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 của CP quy định: “Tuyển dụng” là việc tuyển người vào làm việc trong biên chế của cơ quan nhà nước thông qua thi hoặc xét tuyển;

B. Những đối tượng nào được đăng ký tuyển dụng vào công chức?

Người đăng ký tuyển dụng vào cán bộ, công chức phải đảm bảo những điều kiện, tiêu chuẩn gì?

Điều 5. Đối tượng và điều kiện đăng ký dự tuyển công chức 1. Những đối tượng được đăng ký dự tuyển vào công chức gồm:

a) Viên chức đang làm việc ở các đơn vị sự nghiệp của nhà nước;

b) Viên chức đang làm công tác quản lý, lãnh đạo từ cấp phòng trở lên trong các doanh nghiệp nhà nước;

c) Cán bộ, công chức cấp xã;

d) Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam;

2. Những đối tượng khác có nguyện vọng được tuyển dụng và bổ nhiệm vào công chức (loại A hoặc loại B) thì đăng ký dự tuyển vào công chức dự bị và phải thực hiện chế độ công chức dự bị theo quy định hiện hành trước khi xem xét tuyển dụng và bổ nhiệm vào ngạch công chức.

3. Những người đăng ký dự tuyển vào các ngạch thuộc công chức loại C thì phải đạt đủ các điều kiện và tiêu chuẩn quy định tại khoản 4 (không bao gồm điểm e khoản 4) Điều này. Các trường hợp này được tuyển theo chỉ tiêu biên chế công chức và không thực hiện chế độ công chức dự bị.

4. Những đối tượng nói tại khoản 1 Điều này nếu đăng ký dự tuyển vào công chức phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

a) Là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam;

b) Tuổi đời từ đủ 18 tuổi đến 45 tuổi;

c) Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng; có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển;

READ:  Thế nào là Ngạch công chức và Cơ quan có thẩm quyền quản lý Ngạch công chức?

d) Đủ sức khoẻ để đảm nhận nhiệm vụ, công vụ;

đ) Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;

e) Có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức, đơn vị của nhà nước từ 3 năm (đủ 36 tháng) trở lên;

g) Ngoài các điều kiện nói trên, căn cứ vào tính chất và đặc điểm chuyên môn nghiệp vụ của ngạch tuyển dụng, cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng có thể bổ sung thêm một số điều kiện đối với người dự tuyển”.

C. Nếu trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức lần này đồng chí thấy hàng năm có cần phải đánh giá công chức không? Nếu có hãy nêu mục đích, căn cứ, trình tự đánh giá công chức?

* Nếu trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức lần này tôi thấy hàng năm cần phải đánh giá công chức bởi vì:
Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức.

* Mục đích, căn cứ, trình tự đánh giá công chức được quy định tại điều 37, điều 38 và điều 39 mục 4 chương 3 của N§ 117/2003/N§-CP ngày 10/10/2003 của CP :

Điều 37. Mục đích

Đánh giá công chức để làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức. Điều 38. Căn cứ và trình tự đánh giá công chức

1. Khi đánh giá công chức, cơ quan sử dụng công chức phải căn cứ vào nhiệm vụ được phân công, kết quả hoàn thành nhiệm vụ và phẩm chất đạo đức của công chức.

READ:  Những việc cán bộ, công chức không được làm? Việc xét nâng ngạch, nâng bậc lương trước thời hạn được thực hiện như thế nào? Đào tạo – Bồi dưỡng được quy định như thế nào trong pháp lệnh cán bộ công chức?

2. Việc đánh giá công chức được tổ chức hàng năm và thực hiện vào cuối năm theo trình tự sau : công chức tự nhận xét công tác; tập thể nơi công chức làm việc tham gia góp ý và ghi phiếu phân loại; sau khi tham khảo ý kiến nhận xét, phân loại của tập thể, người đứng đầu cơ quan đánh giá và quyết định xếp loại công chức; thông báo ý kiến đánh giá đến từng công chức.

3. Công chức có quyền được trình bày, bảo lưu ý kiến tự đánh giá nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.

4. Việc đánh giá công chức biệt phái do cơ quan sử dụng công chức thực hiện. Văn bản đánh giá công chức biệt phái được gửi về cơ quan cử biệt phái để lưu vào hồ sơ công chức.

5. Tài liệu đánh giá công chức được lưu giữ trong hồ sơ công chức.

Điều 39. Đánh giá công chức lãnh đạo

Việc đánh giá công chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo phân cấp quản lý. Ngoài những căn cứ nêu tại Điều 38 Nghị định này, khi đánh giá công chức lãnh đạo còn phải căn cứ vào kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và trách nhiệm của công chức giữ chức vụ lãnh đạo.