Hoàn cảnh, nội dung và ý nghĩa lịch sử của bản Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945 của Ban thường vụ Trung ương Đảng?

1. Hoàn cảnh

– Nhật xâm lược Đông Dương. Nhật – Pháp cấu kết với nhau đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam. Song, mâu thuẫn giữa chúng ngày càng gay gắt. Bấy giờ Đảng, ta đã dự đoán: nhất định Nhật – Pháp sẽ thôn tính lẫn nhau.
– Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc• Nước Pháp được giải phóng, Chính phủ Đờgôn trở lại Pari. Quân Anh đánh lui quân Nhật ở Miến Điện. Mỹ đổ bộ lên Philippin, khống chế phần đường biển từ Nhật Bản đến Inđônêxia.
Thực dân Pháp theo phái Đờgôn ở Đông Dương ngóc đầu dậy, hoạt động ráo riết, chờ quân Đồng minh vào sẽ lật đổ Nhật để khôi phục quyền thống trị.
Phát xít Nhật đứng trước tình thế thất bại ở Thái Bình Dương nên phải nhanh chóng làm cuộc đảo chính lật đổ Pháp.
Ban thường vụ Trung ương Đảng họp từ ngày 9-3-1945 đến 10-3-1945 đã đánh giá tình hình, nhận định thời cơ khởi nghĩa và đã ra bản Chỉ thị “Nhật — Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

2. Nội dung chủ yếu của bản Chỉ thị

– Xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt và duy nhất của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật; thay khẩu hiệu đánh đuổi phátxít Nhật, Pháp bằng khẩu hiệu đánh đuổi phátxít Nhật và đưa ra khẩu hiệu “thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân Đông Dương”.

READ:  Cách mạng khoa học kỹ thuật đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy trong sản xuất, nhưng mặt khác cũng mang lại những hậu quả tiêu cực do chính con người tạo ra. Bằng những dẫn chứng cụ thể, em hãy chứng minh điều đó?

– Phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa; phải có những hình thức tuyên truyền, đấu tranh hợp với thời kỳ tiền khởi nghĩa như đẩy mạnh tuyên truyền võ trang, biểu tình, tuần hành, thị uy, bãi công chính trị, phá các kho thóc của Nhật để giải quyết nạn đói, phát động chiến tranh du kích, giải phóng từng vùng, lập chính quyền bộ phận, mở rộng căn cứ địa cách mạng để khi đủ điều kiện sẽ chuyển sang tổng khởi nghĩa.

– Dự đoán thời cơ khởi nghĩa:
+ Quân Đồng Minh kéo vào Đông Dương đánh Nhật, Nhật kéo ra mặt trận ngăn cản quân Đồng Minh để phía sau sơ hở.
+ Cách mạng Nhật bùng nổ, chính quyền cách mạng của nhân dân Nhật được thành lập.
+ Nhật bị mất nước như Pháp năm 1940. Quân đội viễn chinh Nhật hoang mang, mất hết tinh thần.
– Chỉ thị còn nói rõ không được ỷ lại vào bên ngoài khi tình thế biến chuyển thuận lợi, mà phải dựa vào sức mình là chính.

READ:  Hoàn cảnh lịch sử, thành quả và bài học kinh nghiệm của cao trào dân chủ 1936 — 1939?

3. Ý nghĩa lịch sử

Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta “thể hiện sự nhận định sáng suốt, kiên quyết và kịp thời của Đảng ta, là kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, của Việt Minh trong cao trào kháng Nhật, cứu nước, thúc đẩy tình thế cách mạng mau chóng chín muồi.
Khi Nhật đầu hàng, mặc dầu chưa nhận lệnh của Trung ương Đảng, nhưng do nắm vững nội dung bản Chỉ thị nên nhiều địa phương đã chủ động, sáng tạo, mau lẹ, kịp thời khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa thành công trong những ngày tháng Tám.